Tại hội thảo quốc tế lần thứ 19 về “Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý – ITAM” tổ chức hồi đầu năm 2018 tại Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng), ông Pradeep Bastola, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Lincoln (Mỹ) đã chỉ ra, hiện có cuộc dịch chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang phương pháp học trực tuyến. Phương pháp này phát triển với tốc độ chưa bao giờ thấy trong lịch sử 10 năm qua và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tương lai.
Xuất hiện tại Mỹ từ năm 1999, đến khoảng năm 2010, sự phát triển mạnh của các ứng dụng trên nền tảng di động và mạng xã hội như: Facebook, Google Plus, Instagram… cho phép người dùng tăng cơ hội và phương tiện tương tác mọi lúc, mọi nơi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn.
Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh, học trực tuyến được ghi nhận mang lại doanh thu lớn, nhất là tại 8 quốc gia đứng đầu thế giới về đào tạo trực tuyến, gồm: Mỹ, Ấn Độ, Anh, Hàn Quốc, Nam Phi, Malaysia, Trung Quốc. Con số thu về 51,5 tỷ USD từ lĩnh vực đào tạo trực tuyến toàn cầu vào năm 2016 đã cho thấy tốc độ phát triển của ngành này. Theo Economist, số người đăng ký học trực tuyến trên thế giới tăng từ khoảng 60 triệu người (năm 2016) lên khoảng 70 triệu người (năm 2017).
Việt Nam là một trong những nước châu Á bắt kịp và phát triển mạnh việc đào tạo trực tuyến. Năm 2017, theo số liệu thống kê của University World News, châu Á là thị trường lớn thứ hai thế giới về đào tạo trực tuyến và Việt Nam đứng trong top 10 các nước châu Á phát triển lĩnh vực này. Cũng trong năm 2017, theo số liệu của Ambient Insight, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến (với 44.3%), lớn hơn 4.9% so với Malaysia – một đất nước vốn đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực này.
Ở Việt Nam hiện nay, có hàng chục trang đào tạo trực tuyến như: Hocmai.vn, Viettel Study, FUNiX… phát triển bài bản, thu hút lượng lớn người học, đặc biệt là học sinh từ tiểu học cho tới THPT cho thấy sự phát triển sôi động của phương pháp này.
Lý giải về điều này, ông Pradeep Bastola chia sẻ, giáo dục trực tuyến chỉ mất khoảng 50% so với chi phí giáo dục chính quy; trong khi đó vẫn tích hợp đầy đủ phương tiện truyền thông đa dạng như: hình ảnh, âm thanh, máy tính, điện thoại… thuận lợi cho người dùng.
So với phương pháp học tập truyền thống, học tập trực tuyến có chi phí rẻ, thời gian – địa điểm – phương tiện hỗ trợ linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh tốc độ, lộ trình học tập. Những ưu điểm này đã kích thích nhu cầu sử dụng các khóa học trực tuyến ngày càng cao.
Độ phủ đối tượng rộng
Phương pháp học tập trực tuyến có độ phủ đối tượng rộng, từ học sinh các cấp, sinh viên tới người đi làm. Với đặc thù riêng và nhiều ưu điểm trong đào tạo, phương pháp này đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học của người học.
“Mô hình đào tạo trực tuyến đã có sự tác động rất lớn đến hành vi của học sinh trong bối cảnh giáo dục hiện nay, làm thay đổi khả năng giao tiếp, tư duy và nhiều vấn đề khác. Nếu so với học sinh truyền thống thì học sinh học trực tuyến có khả năng tìm tòi và tiếp cận những nguồn dữ liệu khổng lồ, qua đó hoàn thiện các kỹ năng cần thiết” – ông Pradeep Bastola nhận định.
Riêng với chương trình dành cho học sinh phổ thông các cấp, nhiều trang học trực tuyến cung cấp hệ thống dữ liệu hàng trăm, hàng nghìn bài giảng được thiết kế bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, mỗi bài giảng đều được tích hợp dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau: video, clip, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh minh họa sinh động nhưng vẫn đảm bảo sự tương tác với giáo viên.
Tại Việt Nam, có thể kể đến kênh học trực tuyến hocmai.vn dành cho học sinh các cấp với hơn 3 triệu thành viên thuộc Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn – một trong những đơn vị đầu tiên khai phá thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam. Bên cạnh đó là các sản phẩm như: onluyen.vn, speakup.vn, Mathplay…
Bám sát những thay đổi về chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho mọi cấp học và nắm bắt những thay đổi của khoa học công nghệ tiên tiến, đơn vị này đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ học trực tuyến trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập căn bản của học sinh.
Sau 12 năm hoạt động, đơn vị này đã cán mốc 3,3 triệu người dùng, hơn 10.000 lượt truy cập và học tập đồng thời và hơn 200.000 lượt truy cập mỗi ngày. Hệ thống này cũng đã cung cấp hơn 1.000 khóa học, hơn 30.000 bài giảng với hơn 200 giáo viên và vẫn đang có xu hướng mở rộng hơn nữa.
Ghi nhận những đóng góp của Hocmai.vn cho sự phát triển của lĩnh vực này, hệ thống được đề cử cho hạng mục “Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo” thuộc hạng mục “Ứng dụng công nghệ số xuất sắc” trong Giải thưởng “Vietnam Digital Awards” năm 2018.
Giải thưởng nhằm vinh danh các đơn vị, cá nhân xuất sắc và đổi mới trong việc cung cấp và sử dụng công nghệ số để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, phát triển kinh tế số góp phần thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” và hội nhập quốc tế thành công. Đây là giải thưởng thường niên chuyên biệt trong lĩnh vực truyền thông và nội dung số do hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.
Ngoài việc vào lớp đều đặn tuần ba buổi, Dương thường xuyên xem các video bài giảng, làm bài tập thực hành, hỏi mentor nếu gặp khó để hiểu sâu bài học.
Tham gia khóa học Khoa học máy tính với Python của FUNiX, Bùi Phụng Minh Tâm (12 tuổi, Hải Phòng) thêm hứng thú lập trình lại thỏa mãn sở thích chơi game. Nhận thấy con thích chơi điện tử, dùng...
Tham gia các khóa học công nghệ tại FUNiX từ sớm giúp Trần Thiên Bá Lộc (12 tuổi, An Giang) hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin và xác định hướng đi nghề nghiệp sớm. Trần Thiên Bá Lộc,...
Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX và Cộng đồng nhân sự blockchain Việt Nam BlockchainWork ký kết hợp tác chiến lược về tuyển dụng và đào tạo giữa hai đơn vị. Trong bối cảnh Blockchain đang trở thành một...
Đào Duy Phúc Hưng (10 tuổi, Hà Nội) học lập trình Scratch tại FUNiX và ngày càng yêu thích công nghệ nhờ được học chương trình hay, có mentor giỏi dẫn dắt.
Nhà sáng lập Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX Nguyễn Thành Nam trao 1.000 suất học bổng lập trình, tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng cho học sinh phổ thông toàn quốc.
Bình luận (0
)