Trò chuyện cùng hoa khôi Hackathon của FUNiX | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Trò chuyện cùng hoa khôi Hackathon của FUNiX

Tin tức 08/06/2018

Sáng 8/6, Nguyễn Vũ Minh Nguyên – đội trưởng nhóm OLAF đã cập bến Hà Nội. Hành trang cô bạn sinh năm 1991 này mang từ Kontum ra Thủ đô, ngoài quà tặng Hannah – Mentor, còn là bộ đồ sản phẩm những dây điện, bo mạch, nguồn, cảm biến, chip... mà bạn và đồng đội mình sẽ dùng để thi đấu tại Chung kết FPT Edu Hackathon 2018, ngày 9-10/6.

xTer-Nguyễn Vũ Minh Nguyên
Nguyên cho biết, cái được lớn nhất khi tham gia FPT Edu Hackathon, với bạn, đó là có cơ hội để thử một cái mới, khám phá và được làm về IoT. Ảnh: NVCC.

Trước học ngành Quản trị kinh doanh, có một thời gian dài làm trong ngành du lịch, Minh Nguyên rẽ hướng  sang “kết duyên” cùng IT. Chưa từng làm một sản phẩm nào từ đầu đến cuối, Nguyên cho biết, cuộc thi Hackathon đã tạo điều kiện cho bạn làm được nhiều điều hơn bạn nghĩ.

Tham gia “Áp dụng IoT vào nhà trồng nấm rơm” với một thái độ hết sức nghiêm túc, Nguyên cũng cho biết, bạn được giao nhiệm vụ code phần cứng cho dự án và thuyết trình trước Hội đồng giám khảo. “Điều quan trọng nhất là mình phải đại diện team, trả lời được hết các câu hỏi mà BGK hỏi về sản phẩm”, Nguyên nói.

Là người cầu toàn, để chuẩn bị chu đáo nhất cho phần ra mắt của sản phẩm của nhóm trong cuộc thi ngày mai, tranh thủ ít giờ có mặt ở FUNiX trước chuyến xe bus lên Hòa Lạc, Nguyên đã cùng Hannah Hải Lý “lùng sục” để mua bằng được bóng đèn phát sáng. “Để sử dụng trong phần demo một tính năng của sản phẩm tại cuộc thi”, Nguyên giải thích.

Team khởi thủy lúc đầu là 4 thành viên, đã trải qua 2 vòng thi, tuy nhiên ở mỗi vòng đều có ít nhất một thành viên vắng mặt, lúc thì do mạng, khi thì do công việc đột suất, chỉ duy nhất có Minh Nguyên là vẫn kiên trì, luôn đúng giờ và có mặt ở mọi lúc, mọi vòng thi sát cánh cùng đồng đội.

“Tại vòng Chung kết, Công lo code giao diện, Nguyên đảm trách code phần cứng của sản phẩm, Thanh Tịnh và Minh Hùng được coi là “linh hồn” của dự án khi chịu trách nhiệm code server và các đầu việc quan trọng khác”, Nguyên nói.

Tối nay lên Hòa Lạc cũng là lần đầu tiên Nguyên được gặp trực tiếp các thành viên trong nhóm của mình. Việc đầu tiên nhóm sẽ làm là thống nhất chiến lược trong lúc làm bài thi; thực hiện những việc mà BTC yêu cầu và xem lại những  thiết bị cho cuộc đua ngày mai.

Đến với vòng Chung kết trong một tâm trạng rất thoải mái, Nguyên bày tỏ, cái được lớn nhất khi tham gia FPT Edu Hackathon, với bạn, đó là có cơ hội để thử một cái mới, khám phá và được làm về IoT.

OLAF gồm bốn thành viên: đội trưởng Nguyễn Vũ Minh Nguyên (KonTum), Trần Thanh Tịnh
 (Cần Thơ), Phạm Minh Hùng và Võ Tiến Công (TP. HCM.

Ý tưởng: “Áp dụng IoT vào nhà trồng nấm rơm”.

Cơ chế hoạt động: Thông tin ban đầu được gửi lên iCloud để lưu và sơ bộ xử lý trước 
khi dữ liệu được gửi đến điện thoại di động thông minh thông qua kết nối mạng 3G hoặc 
Wifi. Khi thiết bị điện thoại gửi lệnh điều khiển, lệnh sẽ được gửi lên iCloud để đẩy 
về cho thiết bị phần cứng thực thi.

Lợi ích: Với công nghệ IoT, mô hình của nhóm sẽ khắc phục được các nhược điểm của cách
 trồng nấm thủ công như tiết kiệm năng lượng, cho năng suất cao hơn, có thể thu hoạch 
quanh năm, giảm nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất…và có thể áp dụng trong quy mô 
gia đình hoặc quy mô lớn.

Minh Văn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại