Ứng viên đạp xe xuyên Việt chinh phục thành công Chủ tịch 3S tại chương trình Cơ hội cho ta số 4
Cơ hội cho ta số thứ 4 phát sóng đã tiếp tục hoàn thành xuất sắc vai trò cầu nối giữa lãnh đạo doanh nghiệp và các học viên FUNiX. Người chơi Lê Y Khoa đã có màn thể hiện tự tin để chinh phục Chairman 3S Intersoft JSC - sếp Trần Đức Nghĩa.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Table of Contents
Vượt qua đối thủ bằng lựa chọn áp đảo từ các sếp
Tiếp nối sự thành công của 3 số phát sóng, Cơ hội cho ta số thứ 4 đã chứng kiến màn so kèo ngang tài ngang sức của 2 ứng viên Lê Y Khoa và Lưu Tử Long, cả hai đều đang theo học Chứng chỉ doanh nghiệp tại FUNiX.
Ở vòng 1, đứng trước câu hỏi: “Bạn sẽ làm thế nào khi làm việc với người mình ghét?”, Lê Y Khoa đã đưa ra câu trả lời đầy rõ ràng:
“- Nếu ghét trong công việc, và điều đó không ảnh hưởng đến mình thì tự bản thân mình cần phải kiềm chế cảm xúc.
– Trong trường hợp ghét nhau về lối sống, nếu không thường xuyên gặp gỡ thì có thể bỏ qua, nếu thường xuyên tiếp xúc thì hãy góp ý sao cho khéo léo.
Tuy nhiên, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, làm việc nhiều, tiếp xúc nhiều thì dần mình sẽ nhìn ra thế mạnh, ưu điểm của người ta và xí xoá những điểm xấu để vì một lợi ích chung.”
Với câu trả lời này, ứng viên Lê Y Khoa đã được các sếp đánh giá nhỉnh hơn và nhận được 4 lượt chọn, chiếm tỉ lệ 100% từ phía các sếp. Nhận xét về câu trả lời của Khoa, sếp Trần Đức Nghĩa – Chairman 3S Intersoft JSC cho biết: “Tuy không quá khác biệt so với Lưu Tử Long, nhưng Khoa có đưa ra tiêu chí là sự nỗ lực, kiên tâm, cố gắng để vượt qua cảm xúc tiêu cực và đó là lí do tôi chọn bạn.”
Vòng 2 Cơ hội cho ta: Màn đối mặt đầy căng thẳng
Vượt qua Lưu Tử Long, Khoa bước vào vòng 2 với màn hỏi – đáp trực tiếp với các sếp, tại đây tất cả các nguyện vọng, định hướng phát triển, phẩm chất và năng lực sẽ là các yếu tố quyết định đến mức thu nhập và cũng như offer từ phía các sếp.
Mong muốn của ứng viên Lê Y Khoa là trở thành một lập trình viên Full-stack, được làm việc tại Quảng Nam hoặc một số nơi lân cận như TP Đà Nẵng, để tiện chăm lo cho gia đình. Người chơi đã tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hạt nhân tại Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM và từng tham gia hành trình 40 ngày đạp xe xuyên Việt vào năm 2015. Bắt đầu từ Hà Nội và điểm đến là Cà Mau và quay lại TP.HCM.
Phần hỏi – đáp diễn ra như sau
Sếp Trần Huy Hoàng – CEO Hachinet: “Lộ trình của bạn trong 3-5 năm tới là như thế nào?”
Ứng viên Lê Y Khoa: “Trước tiên, em muốn nắm vững và tìm hiểu chuyên sâu, thành thạo về lĩnh vực full-stack. Sau đó sẽ học sang lĩnh vực thứ hai là AI – một trong những xu thế của tương lai. Khi đi làm trong công ty, các sếp có định hướng và đưa ra lộ trình phát triển phù hợp với nhu cầu của em hiện tại, em sẽ đi theo hướng đó.”
Sếp Nguyễn Mạnh Trường – Chairman và CEO Lifetek: “Trong CV bạn có viết là đang trong quá trình học full-stack. Liệu bây giờ có công việc chỉ liên quan đến front-end và có thu nhập ngay thì bạn có tham gia không hay tiếp tục việc học?”
Ứng viên Lê Y Khoa: “Nếu có công việc chắc chắn em sẽ nhận lời vì vừa có thu nhập, vừa là cơ hội trải nghiệm thực tế tuyệt vời. Vào buổi tối em sẽ tranh thủ hoàn thành chương trình học tại FUNiX và tìm hiểu cac kiến thức mới.”
Sếp Phạm Ngọc Duy Liêm – Co-founder, CGO Gostream: “Vì sao bạn chuyển hướng sang ngành CNTT và tố chất nào giúp bạn thành công?” / “Từ một Fresher, mất bao lâu bạn sẽ có thể tham gia vào các dự án (vị trí junior)?”
Ứng viên Lê Y Khoa: “Bản thân em là người luôn luôn học hỏi. Trong 4 năm đi làm, em tìm hiểu mọi thứ về ngành CNTT, dù làm nhiều nghề nhưng vẫn dành thời gian cho đam mê của mình là tìm hiểu về công nghệ, học nhiều loại phần mềm,… và đến bây giờ em tự tin để bước ra khỏi ranh giới công việc hiện tại, theo đuổi đam mê của mình.”
“Mất khoảng 8-10 tháng, sau khi hoàn thành việc học tại FUNiX và học hỏi từ thực tế, em sẽ có thể tham gia vào dự án”
Sếp Trần Đức Nghĩa – Chairman 3S Intersoft JSC: “Những phẩm chất nào của bạn sẽ giúp bạn thành công trong công việc CNTT”
Ứng viên Lê Y Khoa: “Tinh thần học hỏi, học hỏi không ngừng chính là phẩm chất mà em có”
Kết thúc vòng 2, các sếp đã đưa ra quyết định của mình, đồng thời người chơi cũng cung cấp cho BTC mức lương kỳ vọng.
Chinh phục sếp Trần Đức Nghĩa – Chairman 3S Intersoft JSC
Trải qua các màn hỏi – đáp với 4 sếp, ứng viên Lê Y Khoa đã nhận được 2 offer.
– Sếp Nguyễn Mạnh Trường – Chairman và CEO Lifetek đưa ra đề nghị: Học việc 2 tháng với mức trợ cấp 5 triệu. Sau 2 tháng sẽ trải qua bài test, nếu vượt qua, bạn có thể trở thành Front end developer mức 1 với mức lương là 7.500.000 VNĐ, hoặc Front end developer mức 2 với mức lương từ 13.000.000 – 15.000.000 VNĐ.
Địa điểm là: Hà Nội hoặc TP.HCM và có cơ hội remote.
– Sếp Trần Đức Nghĩa – Chairman 3S Intersoft JSC với offer: Hợp đồng thử việc 2 tháng, sau đó sẽ trở thành Front end developer với mức lương 7.500.000 – 8.500.000 VNĐ phụ thuộc vào kết quả thử việc. Trong thời gian thử việc nhận mức lương 85%.
Địa điểm làm việc: Thời gian đầu sẽ bắt đầu tại Huế, nếu đủ khả năng sẽ được tham gia một team độc lập tại TP. Đà Nẵng.
Người chơi Lê Y Khoa đưa ra mức lương kỳ vọng khi trở thành nhân viên chính thức là 9.000.000 VNĐ và quyết định lựa chọn về với đội của sếp Trần Đức Nghĩa.
Như vậy, ứng viên này đã giành chiến thắng theo đúng thể lệ của chương trình (mức lương kỳ vọng và offer không chênh lệch quá 15%). Tương ứng, sếp Nghĩa đã có phần tuyển chọn ứng viên thành công. Sếp chia sẻ thêm: “Về mức lương, dù chưa thể khớp với mức lương kỳ vọng của Khoa, nhưng theo tôi cấu trúc thu nhập sẽ phức tạp hơn, vì bao giờ cũng sẽ có các khoản thưởng hay lương tháng 13. Chỉ cần bạn thể hiện đúng phẩm chất của mình, học hỏi những kiến thức mới khi tham gia các dự án của 3S và hoàn thành Chứng chỉ Doanh nghiệp tại FUNiX, chúng ta sẽ có điều kiện ngồi lại với nhau để trao đổi rõ ràng hơn.”
Minh Tiến
>> Lần đầu tiên tham dự Cơ hội cho ta, sếp Trần Đức Nghĩa mang đến bài học về văn hoá doanh nghiệp
Bình luận (0
)