VTV1: FUNiX là lời giải chính xác cho những bất cập của Đại học truyền thống
- Bất ngờ những gương mặt trẻ triển vọng trong làng CNTT
- FUNiX – Lisod Vietnam hợp tác đào tạo – tuyển dụng
- FUNiX và FPT Sofware ký Quỹ Học bổng Machine Learning trị giá 200 triệu đồng
- Khóa học Data Science chính thức khởi động bằng “Introduction to Data science” với thiết kế môn học hấp dẫn
- Học thông minh là đòi hỏi cấp thiết trong tương lai
- Chuyện lạ có thật ở trường đại học khiến sinh viên thích mê
- Báo Nhịp cầu đầu tư: giáo dục không cần cách mạng!
Chương trình học online của FUNiX cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực nghề nghiệp gồm: Công dân số, Lập trình viên ứng dụng Mobile, Lập trình viên Ứng dụng doanh nghiệp, Thông thạo môi trường làm việc CNTT, Kỹ sư phần mềm cơ bản, Thông thạo môi trường kinh doanh, Chuyên viên hệ thống thông tin, Bằng kỹ sư phần mềm.
Khi thành lập FUNiX, bản thân anh Nam muốn mọi người thay đổi suy nghĩ về hình thức học trực tuyến, thay vì nghĩ những ai không thể đến trường và hoàn thành một tấm bằng ở trường mới đi phải học trực tuyến thì bây giờ hãy nghĩ “những ai không thể học trực tuyến mới phải đến trường học”
Cùng quan điểm học trực tuyến sẽ chiếm lĩnh thế giới tri thức, TSKH Lâm Quang Thiệp – Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học cho rằng: “MOOC là giáo trình trực tuyến trên mạng, người ta gọi đó là một bước ngoặt của giáo dục Đại học. Giáo dục đại học truyền thống bị chi phối bởi tam giác thép: “Quy mô, chất lượng và chi phí. Tăng quy mô thì sẽ giảm chất lượng, muốn tăng chất lượng phải tăng chi phí… Ba thứ đó giằng co lẫn nhau và không thoát ra được. Công nghệ mới cho phép chúng ta bẻ gãy tam giác thép ấy. FUNiX chỉ mới bắt đầu và tôi rất hi vọng nó thành công.”
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình – Người cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 cho rằng: “Ở quá khứ, việc học đòi hỏi bạn cần phải biết tất cả, nhớ tất cả, hiểu sâu tất cả. Ở FUNiX chúng ta chỉ cần hiểu những vấn đề nào là cơ bản cần học và bất cứ vấn đề nào chúng ta muốn hiểu, chúng ta đều có thể hiểu được.Đó là một thay đổi lớn và yêu cầu trường cũng như cộng đồng phải hiểu được con đường giáo dục mới, con đường giáo dục của tương lai. ”
“Tập đoàn FPT luôn tin rằng FUNiX là một trong những lời giải cực kỳ quan trọng để đất nước Việt Nam có thể vươn lên sánh vai với các dân tộc tiên tiến trên thế giới.”
FUNiX giúp học viên giải quyết rất nhiều vấn đề từ việc tạo ra môi trường cho các sinh viên có thể tương tác nhiều với các mentor (những người giảng bài, đưa ra các câu trả lời và định hướng), giúp học viên có thể hiểu bài tốt hơn và sâu hơn những kiến thức trong và ngoài bài học cho đến việc tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí cho một khóa học.
Rất nhiều chuyên gia đánh giá, FUNiX là một mô hình học tập hiện đại mang lại hiệu quả cao, giúp ích rất nhiều cho các học sinh, sinh viên, các start-up thậm chí là cả những doanh nhân ở mọi lứa tuổi.
Chia sẻ về mục tiêu trong năm 2017, anh Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh đây là năm FUNiX sẽ giải quyết bằng được bài toán “dỗ”, giúp học viên luôn duy trì được động lực học của mình và để làm sao học được cách tự học.
“Không muốn đi thì đành chịu, người đã muốn đi ắt sẽ có đường” – Cựu CEO khẳng định.
Video lên sóng truyền hình VTV1 của FUNiX:
FUNiX là trường Đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam trực thuộc Tổ chức giáo dục FPT, đào tạo Kỹ sư phần mềm, bằng Đại học được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận. Sinh viên FUNiX học theo hình thức Online, bài giảng được lấy từ học liệu các trường đại học, trang web nổi tiếng về CNTT và lập trình như Harvard, Stanford, Udemy, Coursera… Trong quá trình học, sinh viên được các mentor – chuyên gia đang làm việc trong ngành hỗ trợ 1 – 1 khi gặp khó khăn. Hàng tháng sinh viên họp mặt offline giao lưu với các mentor, chuyên gia trong ngành thông qua sự kiện xDay diễn ra tại Hà Nội, Đà Nẵng và tp. Hồ Chí Minh.
Được đánh giá là startup thành công trong lĩnh vực giáo dục, chỉ hơn 1 năm thành lập, FUNiX đã nhận được sự công nhận từ các chuyên gia, người học và xã hội với hơn 1000 sinh viên từ Việt Nam và 15 quốc gia trên thế giới theo học và hơn 580 mentor đến từ các công ty lớn như FPT, Viettel, Tinh Vân, Microsoft… liên tục hỗ trợ sinh viên.
Bình luận (0
)