‘xSchool là một bước đi logic của FUNiX’
- xTour ở Singapore, Trà Vinh, Thanh Hóa sẽ được tổ chức vào tháng 3
- Nhà sáng lập FUNiX: ‘Cơ hội học tập là do bạn lựa chọn’
- Công nghệ định nghĩa lại khái niệm trí thông minh
- Nhiều phụ nữ bị bỏ xa khi công nghệ giáo dục phát triển
- Hơn 100 sinh viên Hutech tìm hiểu FUNiX và FPT Software
- xSchool – lời giải cho bài toán nhân lực CNTT
- xSchool – mô hình tinh túy của FUNiX
- xSchool là một mô hình giáo dục nhân văn
Cởi mở chia sẻ về mô hình mới này, anh Nguyễn Thành Lâm cũng nhấn mạnh kỳ vọng của những thành viên chung tay triển khai dự án: việc đào tạo lập trình viên sẽ phổ cập, có thể làm được ở mọi nơi, chỉ cần có người học.
Mời anh chị và các bạn cùng theo dõi phần trò chuyện rất đầy đủ của anh về mô hình mới này.
xSchool chính thức ra mắt ngày 13/1. Anh có thể chia sẻ “nguồn gốc” của dự án và những ấp ủ của lãnh đạo FUNiX đối với mô hình này?
xSchool là một cách đưa FUNiX Way đến với mọi miền của đất nước, nói một cách nôm na là “về quê”. FUNiX là một “lời giải” rất tốt cho bài toán nguồn lực công nghệ thông tin hiện nay, nhưng sẽ cần thời gian để mọi người đến được với FUNiX. Nhìn từ góc độ này, xSchool là một bước đi logic của FUNiX.
xSchool kết hợp mô hình đào tạo trực tuyến online với coaching offline. Chương trình cơ bản gồm 7 môn: Giới thiệu về khoa học máy tính, Xây dựng website đầu tiên, Lập trình hướng đối tượng (bằng Java), Các hệ cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (với Java), Lập trình di động, Phát triển ứng dụng web; và Capstone project, dạy trong vòng một năm. Các xSchool tại địa phương có thể bổ sung thêm các chương trình theo nhu cầu. Về sau, ngoài chương trình cơ bản sẽ có các specialization khác nhau như IoT, Big Data, Blockchain…v.v. Chứng chỉ đầu ra sẽ được FUNiX cấp, được các công ty IT hàng đầu công nhận.
Khi thiết kế mô hình, chúng tôi mong muốn làm sao có thể nhân rộng nhất có thể, giảm bớt gánh nặng về đầu tư, chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất cho các cơ sở. Chúng tôi kỳ vọng việc đào tạo lập trình viên sẽ phổ cập không khác gì việc luyện thi đại học. Có thể làm được ở mọi nơi, chỉ cần có người học.
Mục tiêu của xSchool là phủ sóng FUNiX Way khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Vậy lực lượng triển khai nó có thể là những ai, thưa anh?
Mô hình của xSchool là mô hình nhượng quyền, bất cứ ai cũng có thể tham gia. Chỉ cần yêu giáo dục, có khả năng coaching và muốn lập nghiệp. Có vẻ khá giống nhiều mentor của FUNiX (cười). Tôi nghĩ các mentor nếu tham gia thì có 3 điều lợi:
Một là, được làm việc mình yêu thích. Các bạn tham gia mentor ở FUNiX thì đều có một chút máu giáo dục trong người, muốn truyền đạt những gì mình đã học được cho các thế hệ sau, giúp cho các em bước chân vào con đường lập trình viên. Vì vậy chắc chắn đã có ít nhiều một chút passion với trường lớp.
Hai là, đóng góp cho quê hương. Nếu bạn về chính quê bạn, tạo ra những công ăn việc làm giá trị cao cho các thanh niên quê nhà, thiết tưởng khó có việc gì có ý nghĩa hơn. Ngay cả khi không thực hiện được ngay quê mình thì quê vợ hay bất cứ mảnh đất nào khác trên đất nước chúng ta cũng đều tốt, Việt Nam đâu chả là quê hương (cười).
Ba là, lập nghiệp. Có lẽ ít có cơ hội khởi nghiệp nào thuận lợi hơn thế này. Đầu tư nhỏ, chi phí không cao, đầu ra đang khan hiếm là những cơ hội hiếm có cùng một lúc.
Ngoài các mentor FUNiX tất nhiên các anh chị em khác trong ngành IT, các công ty IT cũng như các cá nhân, tổ chức giáo dục tại các địa phương cũng là các đối tác tiềm năng. Hiện mặc dù chưa quảng cáo gì nhưng xSchool cũng đã nhận được khá nhiều sự quan tâm.
Cơ chế hiện tại của FUNiX đã sẵn sàng để đưa FUNiX Way đến với toàn dân? Anh có tin tưởng vào dự án “phổ cập hóa” công nghệ này của FUNiX?
Tôi nghĩ bộ khung hiện tại của FUNiX đã sẵn sàng. Chương trình đã được thử thách, đội ngũ mentor hùng hậu. Tất nhiên khi vận hành sẽ phải liên tục cải tiến, đổi mới.
Mô hình xSchool là mô hình theo kiểu “chiến tranh nhân dân” của FPT (hay còn gọi là platform business theo ngôn ngữ quản trị hiện đại), dựa vào sức mạnh toàn dân, lại kết hợp với yếu tố địa phương vốn là truyền thống của xSchool. Hy vọng trong năm 2018 sẽ mở được vài chục trường, và về sau con số sẽ lên đến hàng trăm.
Với tư cách là “tư lệnh” của dự án, anh đánh giá thế nào về những giá trị mà xSchool mang lại cho giáo dục Việt Nam khi xSchool triển khai?
Gọi là “tư lệnh” thì hơi quá, tôi chỉ đại diện cho team. Tôi tham gia FUNiX để làm những việc mình thấy là có ích, mang lại giá trị. Hy vọng dự án xSchool cũng sẽ mang lại cho rất nhiều người khác cơ hội tương tự, ngoài ra lại kiếm tiền nhiều hơn (cười). Chúng ta sẽ có hàng trăm Hiệu trưởng thế hệ mới, mỗi năm đào tạo hàng chục ngàn thanh niên gia nhập thế giới công nghệ, thế giới học hỏi. Làm như vậy, chúng ta sẽ đóng góp một phần rất quan trọng vào câu hỏi khả năng Việt Nam tham gia vào cuộc cách mạng 4.0 như thế nào. Thay vì ngồi tự hỏi cách mạng 4.0 là gì, bao giờ nó đến… hãy cùng nhau make it happen!
Cảm ơn anh. Chúc dự án xSchool của anh và của các mentor thắng lợi!
Minh Văn (Thực hiện)
Bình luận (0
)