Hai đội FUNiX lọt Chung kết FPT Edu Hackathon 2018
- Trò chuyện cùng hoa khôi Hackathon của FUNiX
- ‘Team đang rất khao khát giấc mơ Singapore'
- ‘Đêm Chung kết, FUNiX sẽ làm nên điều khác biệt!’
- ‘Cuối cùng thì Bộ tứ Codefight cũng được gặp nhau!’
- Sinh viên FUNiX ‘trải lòng’ sau vòng Codefights Hackathon
Là hai đội duy nhất thuyết trình online tại Vòng 2, trong cuộc đua của 27 đội tuyển, OLAF và Bộ tứ Codefight của Trường Đại học Trực tuyến FUNiX tiếp tục giữ vững phong độ, tiến sâu vòng Chung kết.
- ‘Đêm Chung kết, FUNiX sẽ làm nên điều khác biệt!’
- Khám phá ý tưởng hai đội Hackathon FUNiX
- Sinh viên FUNiX ‘trải lòng’ sau vòng Codefights Hakathon
- FUNiX có 4 đội tuyển tham gia Hakathon
Tin vui đến với thầy trò “trường mây” vào chiều nay (21/5), qua email gửi đến Trưởng nhóm Nguyễn Vũ Minh Nguyên (OLAF) và Vũ Đăng Nhân (Bộ tứ Codefight). Thành quả của những buổi làm việc online, hướng dẫn trực tuyến từ mentor đã phần nào được ghi nhận. Cùng đồng hành với hai team FUNiX tại vòng Chung kết là 12 team khác đến từ Đại học FPT (Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM), FAI, FPT Polytechnic (Hà Nội, TP. HCM).
Đúng như lời hiệu triệu của Mentor Khuất Đức Anh – mentor hướng dẫn của hai đội: Mỗi xTer trong đội thi sẽ là một đại sứ thương hiệu cho FUNiX, ở mọi nơi, không chỉ là cuộc thi này, tất cả các thành viên đều tùy vào thời gian của mình, tập trung và quyết tâm nhất định để bắt tay vào chuẩn bị tài liệu thuyết trình và tự training kỹ năng phản biện.
Nhớ lại mấy ngày trước, Vũ Đăng Nhân – nhóm trưởng Bộ tứ Codefight – chia sẻ: “Mình mất 2 đêm thức tới 2h sáng để thiết kế slide thuyết trình”.
Vì thời gian chỉ có 5p thuyết trình ý tưởng và 10p phản biện nên cậu cán bộ y tế ở Lào Cai Vũ Đăng Nhân đã in nội dung ra 2 tờ A4 và cố học thuộc từng câu chữ. “Mình đã tự quay video tập dược trước ít nhất 10 lần trước khi BGK gọi video yêu cầu thuyết trình”, Nhân kể.
Còn về phía mình, Nguyễn Vũ Minh Nguyên (Kon Tum) – nhóm trưởng OLAF cho biết bạn không quá bất ngờ trước tin vui này. Tuy vậy, nữ sinh viên duy nhất của FUNiX tham gia Hackathon tâm sự, bạn lại khá lo khi nhận được email thông báo đội lọt vòng Chung kết từ BTC. “Nhóm sẽ phải lo chuẩn bị xây dựng sản phẩm thật để lúc vô thi có phương án làm rõ ràng. Tóm lại, sắp tới code sản phẩm thật mới thực sự mệt”, Nguyên giải thích thêm.
Nói về mentor Khuất Đức Anh – người đã “chat xuyên màn đêm” với nhóm để tư vấn, góp ý, hướng dẫn đội ở cuộc thi này, Nguyên chỉ tóm gọn một câu “Đáp lại sự nhiệt tình của anh ấy, nếu mà team không đậu thì chắc mình áy náy với anh í nhất”.
Vòng Chung kết FPT Edu Hackathon 2018 sẽ diễn ra ngày 9-10/6 tới đây, tại Đại học FPT campus Hòa Lạc. Trong vòng chung kết, mỗi đội thi sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong thời gian 48 tiếng không nghỉ. Cuối cùng, các đội sẽ thực hiện demo sản phẩm và thuyết trình sản phẩm trước Ban Giám khảo, từ đó tìm ra đội chiến thắng cuối cùng của cuộc thi. Phần thuyết trình và demo sản phẩm được diễn ra theo bảng đấu, và sẽ được tiến hành đồng thời.
FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên thuộc 03 miền của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu), được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới. Thách thức của cuộc thi nằm ở việc các thí sinh phải phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, độ sáng tạo và tính hoàn thiện của ứng dụng, nhằm giải bài toán được cuộc thi đặt ra. Theo thông tin từ BTC, các nhóm có thể lựa chọn bất kỳ công nghệ nào miễn là nó giải quyết tốt bài toán đặt ra và thuận lợi nhất cho người dùng, cho nhóm khi phát triển. Các ngôn ngữ lập trình sử dụng đa dạng, như: Java, C#.Net, PHP, Python…
Minh Văn
Bình luận (0
)