Tuyển lập trình viên PHP: Xu hướng việc làm mới nhất
- Nhu cầu tuyển lập trình viên php - mức lương là bao nhiêu?
- Để trở thành lập trình viên PHP giỏi bạn cần các kỹ năng gì?
- Xu hướng tuyển dụng lập trình viên PHP - Cơ hội nghề nghiệp tương lai
Table of Contents
Theo thống kê cho thấy, hiện nay 80% các trang web viết bằng PHP, điều đó cho thấy PHP đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ứng dụng web. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy kéo theo nhu cầu tuyển lập trình viên PHP ngày càng lớn.
Để dễ dàng ứng tuyển vào vị trí lập trình viên PHP, bạn cần phải nắm được yêu cầu công việc, cơ hội thăng tiến cũng như nhu cầu tuyển dụng của thị trường. Đó là những nội dung sẽ được giải đáp trong bài viết này.
1. Ứng tuyển lập trình viên PHP sẽ làm những việc gì?
Lập trình viên PHP là người sử dụng ngôn ngữ PHP để làm việc. Họ có nhiệm vụ phát triển và mã hóa các thành phần phụ trợ, kết nối các ứng dụng với dịch vụ web khác. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ các công việc Front-End hay kỹ sư lập trình Back-End để tích hợp vào ứng dụng.
Cụ thể, khi tuyển lập trình viên PHP thì họ sẽ đảm nhận khối lượng những công việc sau:
-
Thiết kế và phát triển các ứng dụng web bằng PHP: thực hiện các công việc như phân tích website và những yêu cầu của ứng dụng website, thiết kế cấu trúc, xử lý dữ liệu và tương tác với cơ sở dữ liệu.
-
Viết mã Back-End, xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả: thực hiện thiết kế và phát triển giao diện người dùng của ứng dụng web, làm việc với HTML, CSS, JavaScript và có thể dùng các thư viện, framework front-end để tăng tốc độ phát triển.
-
Xử lý các sự cố ứng dụng, vấn đề liên quan đến mã dữ liệu: thực hiện công việc testing và debugging để đảm bảo rằng ứng dụng web hoạt động đúng, không có lỗi. Nếu phát hiện các lỗi trong mã nguồn thì kịp thời sửa ngay.
-
Cập nhật công nghệ liên tục: lập trình viên PHP cần chủ động theo dõi các thay đổi trong công nghệ liên quan đến web, nâng cấp và tạo mới các tính năng cho ứng dụng web nhằm cải thiện, nâng cao hiệu suất.
>>>Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình PHP và tương lai của nghề lập trình PHP
2. Nhu cầu tuyển lập trình viên PHP?
Trong vòng vài năm trở lại đây, số lượng việc làm trong ngành Công nghệ thông tin đang tăng mạnh và nhu cầu tuyển dụng ngành này tăng đều qua các năm.
Theo các số liệu thống kê từ năm 2018 – 2022 đưa ra, nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn đang tăng cao liên tục. Báo cáo năm 2021 của TopDev khẳng định, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực ngành IT Việt Nam không ngừng tăng cao, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên ở Việt Nam (tính đến quý 1/2021) là 430.000.
Hiện nay, trên các trang tuyển dụng hàng đầu về IT, thì vị trí tuyển lập trình viên PHP/ fresher PHP là một trong những vị trí có thông tin đăng tuyển nhiều nhất. Trong chu kỳ 10 năm gần đây, vị trí này chiếm hơn 50% trên tổng số các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Mức lương khi ứng tuyển lập trình viên PHP
Mức lương của lập trình viên web so với mặt bằng chung được đánh giá là cao hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác ở cùng mức độ chuyên môn. Một lập trình viên web có thể nhận được mức lương trung bình khoảng 11.500.000 đồng/tháng (Theo thống kê của topviecit.vn)
Theo các thống kê, mức lương trung bình của lập trình viên PHP là 12.400.000 đồng/tháng (Theo thống kê của topviecit.vn) và mức lương thực tế sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nơi làm việc và quy mô của công ty.
Theo báo cáo của SalaryExplorer cập nhật năm 2022:
- Fresher hoặc Intern: 379 $/tháng;
- Junior hoặc với dưới 2 năm kinh nghiệm: 539 – 574 $/tháng;
- Senior hoặc với từ 2 – 5 năm kinh nghiệm: 811 – 1005 $/tháng;
- Senior với 5 – 7 năm kinh nghiệm: 1005 – 1105 $/tháng;
- Với cấp bậc từ Leader hoặc có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm: 1177 – 1253 $/tháng;
- Với cấp bậc Manager hoặc có trên 10 năm kinh nghiệm: 1534 – 1569 $/tháng.
Trên thực tế, thu nhập khi ứng tuyển lập trình viên PHP sẽ cao hơn dựa vào kinh nghiệm, hoặc kết hợp thêm các kỹ năng khác như ngoại ngữ sẽ là lợi thế rất lớn.
Một yếu tố cũng có tác động lớn ảnh hưởng tới mức lương đó là địa điểm làm việc. Điều này được phân biệt rõ rệt khi bạn làm việc trong nước hoặc nước ngoài.
Đối với trong nước, cơ hội và thu nhập giữa các tỉnh, thành phố sẽ khác nhau. Còn khi bạn làm việc cho các công ty ở nước ngoài thì mức lương có thể lên tới vài triệu đô, được trả bởi các công ty lớn như Google, Facebook.
Hiện tại, PHP đang rất được ưa chuộng ở các công ty lớn trên thế giới. Lập trình ở nước ngoài được coi là nghề hái ra tiền, đặc biệt, PHP có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho CMS thiết kế web như: WordPress; Drupal; Joomla,…và hầu hết framework nổi tiếng trong giới develop website như React Native, Flutter,… cũng dùng PHP.
>>>Xem thêm: Học lập trình PHP bắt đầu từ đâu? Mách bạn mẹo học hiệu quả nhất
4. Lộ trình thăng tiến của lập trình viên PHP
- Fresher: là những người chưa có kinh nghiệm hoặc là internship cho một công ty yêu cầu lập trình ngôn ngữ PHP, chỉ mới được trang bị các kiến thức cơ bản, đây là cơ hội để họ được cọ xát, tích lũy những kinh nghiệm làm việc chuyên môn.
- Junior: vị trí này là những người đã có 1-2 năm kinh nghiệm, đã bắt đầu quen với công việc nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề phức tạp do kinh nghiệm còn ít.
- Senior: đã có từ 3-8 năm kinh nghiệm thực tế. Đây là vị trí dành cho những ai đã nắm chắc kiến thức chuyên môn, có thể lập trình được một số ứng dụng phức tạp, và tự thiết kế được các hệ thống, tính năng, các ứng dụng lớn.
- Technical leader: dành cho những Senior có kinh nghiệm làm việc từ 5-10 năm. Ngoài yêu cầu cao về chuyên môn, vị trí này còn đòi hỏi khả năng lãnh đạo một nhóm các lập trình viên, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống. Công việc chủ yếu là đưa ra phương hướng làm việc cho team và giải quyết các vấn đề phức tạp mà các thành viên không thực hiện được.
- Product/ Project manager: Vị trí này thường mang trọng trách chỉ đạo và quản lý nhiều nhóm nhỏ. Bên cạnh đó, họ sẽ là người quyết định các chức năng cần có của một hệ thống, sản phẩm và chịu trách nhiệm trước 1 dự án, sản phẩm nên cần tìm hiểu và cập nhật các xu hướng công nghệ mới liên tục.
- CTO/ CEO: Đây là vị trí quản lý cấp cao nhất mà một lập trình viên PHP có thể đạt được, có nhiệm vụ là phụ trách điều hành và triển khai hệ thống công nghệ thông tin của công ty. Với công việc chính là đề ra chiến lược phát triển sản phẩm, tính toán ngân sách, quản lý đội nhóm, triển khai sản phẩm và đặt ra các quy trình làm việc nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của công ty. Đồng thời truyền cảm hứng, tạo động lực, dẫn dắt các leader, manager và nhân viên của mình.
Cơ hội phát triển của lập trình viên PHP vẫn là rất cao và tiềm năng thu nhập tốt trong tương lai 5-10 năm nữa. Với các cải tiến hiệu suất, hỗ trợ cho các công nghệ mới và cơ hội việc làm thu nhập cao, nhà phát triển PHP vẫn có thể tự tin về ngành nghề của mình.
>>>Xem thêm: Lập trình PHP là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành lập trình PHP
5. Học lập trình PHP chất lượng tốt ở đâu?
Sự hấp dẫn của nghề khiến nhu cầu học lập trình PHP ngày càng tăng cao, kéo theo đó là nhiều trung tâm đào tạo lập trình mở ra. Giữa vô vàn những sự lựa chọn, nên học lập trình PHP ở đâu hiệu quả và tốt nhất?
Tham khảo ngay chương trình học chất lượng tại FUNiX, với:
- Lộ trình rõ ràng, chương trình học được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với trình độ và mong muốn của từng học viên.
- Kết nối miễn phí với 5000+ Mentor là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, hỏi đáp 1:1 giúp học viên học nhanh, học đúng và chuẩn, rút ngắn thời gian học tập mà vẫn đạt hiệu quả tối đa.
- Chủ động 100% thời gian và không gian học tập, chương trình học trực tuyến thuận tiện giúp bạn hoàn toàn tự sắp xếp để phù hợp với lịch trình của mình.
- FUNiX cam kết chất lượng đầu ra và cấp chứng chỉ đầy đủ sau khi hoàn thành khóa học.
FUNiX không chỉ là đơn vị đào tạo lập trình chuyên nghiệp mà còn là đối tác đào tạo nhân sự theo yêu cầu riêng biệt của các doanh nghiệp CNTT hàng đầu. Chính vì vậy, mỗi chương trình đều được FUNiX xây dựng theo đúng nhu cầu có thể làm việc ngay của doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên tới các doanh nghiệp theo mong muốn.
>>> Đăng ký ngay khóa học lập trình PHP của FUNiX tại đây:
Học lập trình PHP cơ bản có thể làm được những việc gì?
Lập trình PHP có khó không? Học lập trình PHP cần những điều kiện gì?
Lập trình PHP code WordPress: Ứng dụng và các tài nguyên cần thiết
Phần mềm lập trình PHP tốt nhất mà bạn nên sử dụng
Học lập trình PHP tại FUNiX: Lợi ích & Cơ hội nghề nghiệp
Thanh Vân
Bình luận (0
)