Làm gì khi không đỗ lớp 10 trường công lập?
Làm gì khi không đỗ vào lớp 10 trường công lập là câu hỏi làm đau đầu bao phụ huynh lẫn học sinh khi chẳng may kết quả thi vào 10 không đủ điều kiện để bạn vào được một trường cấp 3 mong muốn
Làm gì khi không đỗ lớp 10 trường công lập là câu hỏi làm đau đầu bao phụ huynh lẫn học sinh khi chẳng may kết quả thi vào 10 không đủ điều kiện để bạn vào được một trường cấp 3 mong muốn. Câu hỏi này thực ra không quá khó giải quyết, nếu bạn dám đối mặt, cởi mở khi đưa ra lựa chọn.
Lạc quan, lạc quan, lạc quan
Điều đầu tiên bạn nên làm khi không đỗ lớp 10 trường công lập có lẽ chính là lạc quan. Một kỳ thi không phải là tất cả, việc đỗ được trường cấp 3 công lập cũng không phải là tất cả với một người trẻ 15 tuổi. Đừng vì chuyện thi trượt mà đau khổ, thất vọng, thậm chí buông xuôi, chán đời, đừng vì không đỗ lớp 10 trường công lập thì nghĩ rằng mọi thứ đã chấm dứt …. Đó chỉ là phản ứng dại dột vì cuộc đời còn rất dài và bạn có cực kỳ nhiều lựa chọn trước mắt.
Hãy lạc quan vì dù sao bạn cũng đã làm hết sức, đã cố gắng hết mình. Khép lại thời cấp 3 dù không “như ý”, thì sự lạc quan cũng sẽ giúp bạn có được suy nghĩ sáng suốt hơn để đưa ra quyết định tiếp theo. Làm gì khi không đỗ lớp 10 trường công lập?
Xét nguyện vọng
Năm 2021 là năm đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Nếu không thi đỗ lớp 10 trường công lập của nguyện vọng 1, thì tất nhiên bạn hãy tính đến các nguyện vọng tiếp theo rồi.
Được biết, nguyên tắc xét tuyển là đối với các trường THPT công lập không chuyên, học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1 điểm.
Những lựa chọn khác
Lúc này, khi không đỗ lớp 10 trường công lập thì những lựa chọn khác trường công lập là tất yếu: Bạn cần cân nhắc ngay nên học trường dân lập nào, lựa chọn học nghề hay không? Hiện nay có rất nhiều trường công lập với mức học phí khác nhau, và tiêu chí xét tuyển cũng tương đối không quá khắt khe. Bên cạnh đó là các mô hình học nghề hấp dẫn, vừa học nghề, vừa học văn hóa, đảm bảo cho bạn có thể dắt lưng một nghề nghiệp phù hợp sau khi học xong.
Thực tế, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường ngoài công lập có số môn học ít hơn ở trường THPT nhưng bằng tốt nghiệp THPT mà các đơn vị đào tạo này cung cấp và bằng tốt nghiệp THPT tại các trường công lập là có giá trị như nhau.
Không ít bạn trẻ cùng phụ huynh luôn nghĩ rằng, phải cố gắng bằng mọi giá giành một suất vào lớp 10 công lập để con mình có thể tiếp tục vào đại học và cơ hội nghề nghiệp sẽ tươi sáng hơn. Nhưng điều này chưa hẳn đã đúng, nếu học trường nghề Trung cấp, cao đẳng nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp… bạn còn rút ngắn được thời gian vào đại học nữa đó!
Hệ thống trường ngoài công lập cũng được chia thành nhiều cấp độ với mức học phí phù hợp với thu nhập của gia đình nên bạn có rất nhiều lựa chọn khác.
Với những thí sinh không có nguyện vọng theo học tiếp lên đến trình độ đại học, học nghề theo mô hình 9+ đang là một ngã rẽ hợp xu hướng. Hiện nay, tại hầu hết trường trung cấp hay cao đẳng đều đã triển khai hệ đào tạo này.
Ngoài ra, hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cũng đáp ứng nhu cầu của 8% học sinh tốt nghiệp lớp 9 không đủ điều kiện vào học tại các trường THPT công lập và ngoài công lập trên địa bàn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu trước số mô hình học trực tuyến, như chương trình học CNTT trực tuyến tại FUNiX, chỉ cần học online, bạn có thể đi làm sớm nhờ được kết nối với cả trăm doanh nghiệp CNTT hàng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt nhờ học online, nên bạn có thể học tại nhà, học thêm một chương trình văn hóa để lấy bằng tốt nghiệp, tiện thể học FUNiX lấy bằng đại học luôn!
Bình luận (0
)