Học hỏi từ kỹ thuật thiết kế máy bay, áp dụng vào thiết lập bài toán chuyển đổi số
Động lực học chất lưu có mục tiêu nghiên cứu về các luồng chất lưu sao cho tăng hiệu quả di chuyển của vật thể. Tương tự, nếu ta có thể mô phỏng được các luồng dữ liệu của doanh nghiệp trên mô hình, rồi tìm cách xử lý sao cho các luồng dữ liệu này di chuyển nhanh hơn thì có thể sẽ đạt được hiệu quả chuyển đổi số.
- Chuyển đổi kỹ thuật số là gì? Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số
- 7 Xu hướng chuyển đổi số cần theo dõi vào năm 2023
- Xu hướng chủ đạo Chuyển đổi số tại Việt Nam
- Báo cáo chuyển đổi số trong các ngành mới nhất
- Chuyển đổi số doanh nghiệp như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất
Table of Contents
Một sáng chế bé nhỏ nhưng có giá trị lớn
Đây là một phim tài liệu trình bày về các kỹ thuật mới được áp dụng trên máy bay A380, có một chi tiết nhỏ nhưng rất hay, tóm tắt đại ý như sau.
Cho đến nay, máy bay A380 là máy bay lớn nhất thế giới, theo thiết kế sải cánh của nó phải là 82,5 mét thì mới đạt hiệu quả tối ưu.
Trong khi đó thì ngành hàng không toàn cầu quy định chung rằng tất cả các máy bay phải có sải cánh không quá 80 mét. Quy định về sải cánh này được áp dụng để thiết kế, xây dựng các sân bay trên toàn thế giới, vì vậy nếu A380 giữ nguyên sải cánh theo thiết kế là 82,5 mét thì sẽ chẳng hãng hàng không nào mua cả, đơn giản vì không có sân bay nào phù hợp với nó. Nghĩa là A380 cần được rút ngắn sải cánh lại mà không ảnh hưởng gì đến kích thước, lực nâng và các tính năng khác theo thiết kế của nó. Để làm điều đó, người ta gắn thêm vào đầu hai cánh một mảnh kim loại hình tam giác như bạn có thể thấy trong hình 3.2.1, nhờ vậy sải cánh thực tế chỉ còn 79,8 mét, vẫn còn 20 cm nữa mới đạt đến chiều dài cánh tối đa theo quy định chung của ngành.
Bạn hãy xem từ thời điểm 33:00, người ta nói về nội dung này.
Luồng chất lưu: Khái niệm học từ kỹ thuật thiết kế khí động học máy bay để áp dụng vào bài toán chuyển đổi số
Trong thập niên 1970, do khủng hoảng xăng dầu, giá xăng tăng cao, nên các kỹ sư NASA sáng chế ra hai mảnh tam giác gắn vào đầu hai cánh máy bay giúp giảm được 20% lượng nhiên liệu tiêu thụ của máy bay, từ đó giúp cắt giảm được chi phí vận hành của các hãng hàng không.
Phát minh nhỏ bé này và ngay cả toàn bộ ngành hàng không, đều dựa trên một cơ sở sâu xa hơn, đó là lĩnh vực nghiên cứu về động lực học chất lưu.
Mời bạn xem video:
Hãy tập trung vào các thời điểm kể từ 0.22 phút cho đến cuối video, bạn sẽ nhìn thấy video thể hiện hình ảnh các luồng khí (được nhuộm màu sắc) bao quanh cánh, bánh xe, động cơ, thân máy bay.
Ta biết rằng chính không khí nâng máy bay lên, nhưng cũng chính sự chuyển động rối loạn của các luồng khí bao quanh máy bay sẽ làm giảm tốc độ bay, gây ra các rủi ro khi bay.
Mục đích của khoa học động lực học chất lưu (không khí là một loại chất lưu) là nghiên cứu tìm cách làm giảm sự hỗn loạn của các luồng khí bao quanh các vật thể bay, để sao cho tăng hiệu quả bay, như là với cùng công suất động cơ thì có thể tăng được tốc độ bay thông qua thiết kế hình dáng cánh máy bay, thân máy bay tốt hơn, sao cho các luồng không khí bao quanh chúng ít rối loạn hơn.
Khoa học động lực học chất lưu dùng máy tính để mô phỏng và tính toán các luồng khí thì gọi là động lực học chất lưu tính toán (CFD).
Tóm lại, động lực học chất lưu có mục tiêu là nghiên cứu về các luồng chất lưu (khí, nước) bao quanh vật thể di chuyển trong không khí, trong nước sao cho tăng hiệu quả di chuyển của vật thể.
Tương tự, nếu ta có thể mô phỏng được các luồng dữ liệu (dataflows) của doanh nghiệp trên mô hình, rồi tìm cách xử lý sao cho các luồng dữ liệu này di chuyển trơn, nhanh hơn, ít hay là không có ùn tắc, không có rối loạn thì có thể sẽ đạt được hiệu quả chuyển đổi số.
Mentor Hoàng Xuân Thịnh
Kỹ sư về Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Chuỗi bài về chuyển đổi số và business analysis:
BÀI 0. Giới thiệu chuỗi bài viết về Chuyển đổi số và Phân tích nghiệp vụ
BÀI 1. Không bắt đầu bằng “Hello World”
BÀI 2. Dữ liệu là nguyên liệu của máy tính
BÀI 3. Dataflow – Luồng dữ liệu
BÀI 3.1. Luồng dữ liệu logic và luồng dữ liệu kỹ thuật
BÀI 3.2. Học hỏi từ kỹ thuật thiết kế máy bay, áp dụng vào thiết lập bài toán chuyển đổi số
BÀI 4. Case study – Tình huống nghiên cứu
BÀI 5. Basic workflow – Luồng công việc cơ bản: Quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ mang lại doanh thu
BÀI 6. Bài phân tích số 1: Bài phân tích workflow
BÀI 7. Basic dataflows và supportive dataflows thể hiện trạng thái chuyển đổi số hiện tại
BÀI 8. Bài phân tích số 2: Tìm kiếm các vấn đề sản xuất kinh doanh từ mô hình workflow-dataflow hiện tại
Bình luận (0
)