Học ngành gì để không còn nỗi lo sợ bị thất nghiệp trong tương lai
Vấn đề khiến các em học sinh đau đầu nhất là lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai để không bị nỗi sợ hãi thất nghiệp đeo bám. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số phát triển thì việc lựa chọn học ngành gì vừa phù hợp với khả năng của mình lại bắt kịp xu hướng không hề dễ dàng.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Table of Contents
Bạn hãy tham khảo bài viết học ngành gì để không còn nỗi lo sợ bị thất nghiệp trong tương lai để rút ra những lời khuyên cho mình nhé!
Những nguyên nhân gây ra thất nghiệp
Thất nghiệp thực sự là cơn ác mộng đáng sợ với bất kỳ ai trong xã hội hiện đại. Nhất là đối với những người trẻ, dạt dào năng lượng, sự tích cực nhưng lại thiếu cơ hội việc làm để phát triển. Họ phải làm trái ngành, trái nghề, thu nhập không được ổn định, thậm chí là thất nghiệp không tìm được việc làm. Đây không chỉ là vấn nạn nhức nhối ở riêng Việt Nam mà còn trên toàn cầu trong thời đại công nghệ 4.0. Thất nghiệp làm cho nền kinh tế bị ngưng trệ và mang tới nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Vậy phải học ngành gì để không bị thất nghiệp trong tương lai? Đây là câu hỏi được mọi người quan tâm nhiều hiện nay. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Ngoài những nguyên nhân khách quan do tình hình dịch bệnh covid-19 bùng phát trên thế giới, sự suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân chủ quan đến từ chính người lao động. Đó trình độ của họ chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động. Những ngành nghề khan hiếm nhân lực thì người lao động lại thiếu hụt bằng cấp, chuyên môn. Đây thực sự là cản trở khiến người lao động gặp bất lợi, khó khăn trong quá trình xin việc.
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới thất nghiệp là sự lựa chọn ngành học không phù hợp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không tìm được công việc như mong muốn. Vì thế, việc lựa chọn học ngành gì, chọn đúng ngành học có vai trò rất quan trọng. Không chỉ vậy, các bạn cũng phải lựa chọn những ngành nghề phù hợp với xu thế hiện nay để có công việc ổn định sau khi ra trường.
Nắm bắt xu hướng phát triển xã hội và nhu cầu nguồn lao động để biết nên học ngành gì?
Để lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động, bản thân lại yêu thích thì việc cập nhật xu hướng phát triển xã hội rất quan trọng. Khi tìm hiểu và nắm bắt được, các em học sinh sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân. Đặc biệt, các em sẽ thích nghi nhanh nhạy với thị trường lao động và không bị sốc trước những đòi hỏi của thời đại mới.
Nếu học sinh cứ cố gắng học ngành mà không còn tiềm năng khai thác nhân lực sẽ dễ bị thất nghiệp hay phải làm trái ngành nghề. Trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao đang khan hiếm, thiếu hụt ở các thành phố lớn, khu đô thị. Nhân lực về ngành này càng tăng cao trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, thay thế sức lao động bằng hệ thống máy móc tự động, trí tuệ nhân tạo.
Học ngành gì không lo thất nghiệp?
Trước xu thế phát triển không ngừng của công nghệ số, nhu cầu lao động trình độ cao ngày càng gia tăng. Công nghệ thông tin được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Trong khi đó, nguồn nhân lực của ngành đang trong tình trạng thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Vì thế, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng chào đón những kỹ sư IT có năng lực nhằm giải tỏa cơn khát của thị trường. Mức lương của ngành công nghệ thông tin cũng được đánh giá là vô cùng hấp dẫn hiện nay. Với cơ hội việc làm rộng mở cùng thu nhập cao, bạn sẽ không phải lo sợ bị thất nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, bạn phải có niềm đam mê, kiên nhẫn thực sự, khả năng theo đuổi ngành.
Bởi vậy trong thời buổi công nghệ 4.0, việc chuẩn bị hành trang cho tương lai là vô cùng cần thiết cho giới trẻ. Điều này giúp các em có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn để không bị “lạc bước” trong nhịp sống công nghệ.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)