Cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm

Cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm

Chia sẻ kiến thức 21/10/2022

Nếu bạn là một kỹ sư phần mềm muốn phát triển thành công cần có mục tiêu nghề nghiệp, lộ trình rõ ràng để có động lực và duy trì tính cạnh tranh. Bài viết này, hãy cùng FUNiX tìm hiểu cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả cho kỹ sư phần mềm nhé!

Nếu bạn là một kỹ sư phần mềm muốn phát triển thành công cần có mục tiêu nghề nghiệp, lộ trình rõ ràng để có động lực và duy trì tính cạnh tranh. Bài viết này, hãy cùng FUNiX tìm hiểu cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả cho kỹ sư phần mềm nhé!

Lý do kỹ sư phần mềm cần xây dựng mục tiêu nghề nghiệp

Kỹ sư phần mềm cần xây dựng mục tiêu nghề nghiệp để thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến. Mục tiêu giúp bạn phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Đồng thời, mục tiêu còn cho phép bạn xây dựng mối quan hệ, nhận thức về các công nghệ mới trong lĩnh vực phần mềm.

xây dựng mục tiêu nghề nghiệp
Kỹ sư phần mềm cần xây dựng mục tiêu nghề nghiệp để thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến

Các nhà tuyển dụng rất ưu ái những kỹ sư phần mềm có chí tiến thủ, tham vọng. Họ luôn tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực bản thân, phấn đấu đạt điều kiện thăng chức các vị trí cấp cao hơn và tăng thu nhập. Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp đem lại cho kỹ sư phần mềm nhiều lợi ích thiết thực. Cụ thể như sau:

Đón đầu xu thế và đi trước đối thủ trong công nghệ

Nhờ xây dựng mục tiêu nghề nghiệp mà kỹ sư phần mềm sẽ đón đầu những thay đổi của công nghệ mới. Bạn sẽ nhanh chân đi trước đối thủ, lĩnh hội nhiều kiến thức. Không những vậy, bạn sẽ trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và đem lại nhiều giá trị cho khách hàng. Đặc biệt, kỹ sư phần mềm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi nhiệm vụ, dự án.

Phát triển nghề nghiệp lâu dài

Kỹ sư phần mềm luôn tìm kiếm được cơ hội việc làm mới nếu cập nhật những thông tin mới nhất về kiến thức, kỹ thuật phần mềm. Trong thực tế, khi bạn mang đến những kỹ năng tiến bộ nhất sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ nhà tuyển dụng và khách hàng vững bền.

Tự tin với nhiều cơ hội rộng mở

Khi kỹ sư phần mềm xây dựng mục tiêu nghề nghiệp và tự tin thì luôn đạt kết quả tốt trong công việc. Dĩ nhiên, công việc của bạn luôn tốt giúp bạn lọt vào danh sách ứng viên sáng giá cho cơ hội thăng tiến, tăng lương.

Quản lý thời gian tốt hơn

Kỹ sư phần mềm khi đã nắm trong tay mối quan hệ tốt với công ty đang làm việc và khách hàng kết hợp kiến thức đem lại nhiều tác dụng to lớn. Bạn sẽ cần ít thời gian hơn để hoàn thành công việc của mình, việc quản lý thời gian trở nên dễ dàng. 

Cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp cho  kỹ sư phần mềm 

Kỹ sư phần mềm cần xây dựng mục tiêu nghề nghiệp phải là mục tiêu Smart MART “thông minh”. Smart là viết tắt của:

  • Specific – cụ thể được xác định rõ ràng
  • Measurable – có thể đo lường, theo dõi và phân tích
  • Attainable – có thể đạt được với tài nguyên của bạn
  • Relevant – có liên quan, phù hợp lĩnh vực hoặc công ty của bạn
  • Time-bound – có thể đạt được trong khung thời gian định trước

Làm thế nào để xây dựng mục tiêu nghề nghiệp Smart?

Khi xây dựng mục tiêu  cần xác định các thông số Smart để đảm bảo đạt mục tiêu trong khung thời gian nhất định. Kỹ sư phần mềm sẽ dễ dàng theo dõi tiến độ với lịch trình rõ ràng, không bỏ lỡ các mốc quan trọng. Sau đây là cách xây dựng mục tiêu:

  • S – Specific: Cụ thể

Một mục tiêu cụ thể cần trả lời các câu hỏi cần phải thực hiện những gì? Người chịu trách nhiệm về công việc? Để đạt được điều đó cần thực hiện những bước nào?

  • M – Measurable: Có thể đo lường

Bạn cần định lượng các mục tiêu của mình, nghĩa là đo lường được chúng để theo dõi tiến độ và biết khi nào về đích. Ví dụ tăng số lượng người đăng ký tham gia ứng dụng, chương trình phần mềm nào đó.

  • A – Attainable: Có thể đạt được

Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp phải thực tế, bạn có thể hoàn thành được không?

  • R – Relevant: Có liên quan

Đây là nơi bạn cần suy nghĩ về toàn cảnh, có thể sửa đổi mục tiêu để phản ánh bối cảnh đó.

  • T – Time-bound: Giới hạn thời gian

Bạn cần đặt ra thời điểm đạt được mục tiêu để đo lường thành công chính xác. Ví dụ khi nào bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ đã xác định? Khi nào hoàn thành nhiệm vụ?

Ví dụ về xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm

Các bạn có thể tham khảo một số ví dụ về xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm dưới đây:

  • Học về kỹ thuật blockchain và web 3.0
  • Cải thiện các kỹ năng kỹ thuật phần mềm
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp, học thêm ngôn ngữ lập trình mới
  • Phát triển mối quan hệ trong cộng đồng developer
  • Trở thành một nhà quản lý dự án phần mềm
  • Mục tiêu cụ thể trong công việc, dự án
  • Làm việc tại một công ty công nghệ hàng đầu
  • Xây dựng blog kỹ thuật
  • Viết một ứng dụng mobile
  • Học ngoại ngữ

Trên đây là cách  xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm nên làm dù đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp. Các mục tiêu cụ thể, có tính khả thi sẽ giúp bạn tiến xa hơn. Nếu bạn đam mê nghề kỹ sư phần mềm đừng bỏ lỡ những khóa học lập trình tại FUNiX để chinh phục thành công.

 Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại