Ngành ngân hàng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo với các tính năng như thanh toán điện tử, chatbot và hệ thống phát hiện gian lận sinh trắc họcmang đến dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
- Giải pháp đào tạo nhân sự doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Thuật toán phát hiện nói dối bằng AI: Vũ khí mới trong cuộc chiến chống tội phạm
- Vai trò của AI trong chẩn đoán bệnh về mắt
- Vai trò của AI trong dự đoán sự sống ngoài Trái Đất
Table of Contents
Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành công nghệ thông tin và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo đã cho thấy giá trị tiềm năng và tính ưu việt của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trí tuệ nhân tạo là tập hợp rộng lớn của các công nghệ bao gồm Học máy, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Hệ thống chuyên gia, Thị giác máy tính, Nhận diện giọng nói, Người máy,..
Với tập hợp các công nghệ này, trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động của các ngân hàng. Trí tuệ nhân tạo cho phép ngân hàng quản lý dữ liệu tốc độ cao để nhận được các thông tin chi tiết về giao dịch của khách hàng. Các tính năng như thanh toán điện tử, chatbot và hệ thống phát hiện gian lận sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, vân tay,…) mang đến dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Dịch vụ tương tác khách hàng (Chatbot)
Chatbot mang lại ROI (Return On Investment – Tỷ lệ hoàn vốn, thu hồi vốn) rất cao trong việc tiết kiệm chi phí vận hành, khiến công cụ này trở thành một trong những ứng dụng AI được sử dụng ở hầu hết các ngân hàng. Chatbot có thể giải quyết hiệu quả các tác vụ thường được truy cập, chẳng hạn như truy vấn số dư, truy cập sao kê nhỏ, chuyển tiền, hướng dẫn thay đổi mật khẩu,… điều này giúp giảm tải cho các trung tâm chăm sóc khách hàng.
Tư vấn tự động
Tư vấn tự động đến nay vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong ngành ngân hàng. Hệ thống tư vấn tự động sẽ cố gắng nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng bằng cách phân tích dữ liệu do họ chia sẻ, cũng như lịch sử tài chính của họ. Dựa trên phân tích này và các mục tiêu do khách hàng đặt ra, hệ thống tư vấn sẽ có thể đưa ra các khuyến nghị đầu tư phù hợp vào một số loại sản phẩm cụ thể để sinh lời cho chủ thể.
Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên câu hỏi liệu có sự can thiệp của nhà sáng tạo hệ thống nhằm thu lợi hay tính bảo mật thông tin của các tư vấn tự động này.
An ninh mạng
Trí tuệ nhân tạo có thể cải thiện hiệu quả của các hệ thống an ninh mạng bằng cách tận dụng dữ liệu từ các mối đe doạ trước đó, đồng thời tìm hiểu các mô hình và chỉ báo kỹ thuât quan trọng để ngăn chặn các cuộc tấn công. Ngoài việc ngăn chặn các nguy hiểm an ninh mạng từ bên ngoài, AI cũng có thể giám sát các mối đe doạ trong phạm vi nội bộ và đề xuất hành động khắc phục, giúp ngăn chặn hành vi trộm cắp hoặc lạm dụng dữ liệu với mục đích xấu.
Chấm điểm tín dụng
Trí tuệ nhân tạo là công cụ giúp những người cho vay tín dụng xác định mức độ tin cậy của khách hàng bằng cách phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, có thể là truyền thống hoặc phi truyền thống. Điều này giúp cho người vay phát triển các hệ thống cho vay được hỗ trợ bởi mô hình chấm điểm tín dụng uy tín, áp dụng cả với những các nhân hoặc tổ chức có lịch sử tín dụng hạn chế. Một số công ty chấm điểm, cho vay tín dụng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động, có thể kể đến như Affirm và GiniMachine
Minh Tiến
(dịch: https://ibsintelligence.com/ibsi-news/5-applications-of-artificial-intelligence-in-banking/)
AI lần đầu tiên được khái niệm hoá vào năm 1955 với tư cách là một nhánh của Khoa học Máy tính và tập trung vào khoa học chế tạo “máy móc thông minh”, có thể bắt chước khả năng nhận thức của trí óc con người. AI đã và đang có những tác động đột phá trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp. Các tổ chức và chính phủ trên khắp thế giới đang dành hàng tỷ đô la mỗi năm để tài trợ cho các chương trình nghiên cứu và thí điểm ứng dụng AI trong việc giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
>> Học Machine Learning (Học máy) chuyên sâu tại đây
Bình luận (0
)