Ngành khoa học máy tính: Học gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Trẻ học khoa học máy tính có tốt không? Cách học khoa học máy tính hiệu quả
- Cha mẹ có nên chọn khoa học máy tính làm “điểm bật” cho nghề nghiệp tương lai con?
- Thế hệ trẻ có nên học khoa học máy tính không? Top 3 cơ sở đào tạo Khoa học máy tính uy tín
- Con gái học khoa học máy tính có khó không? Review khóa Khoa học máy tính tại FUNiX
Table of Contents
Ngành khoa học máy tính đang là một trong những ngành xu hướng của thế giới. Bởi yêu cầu công việc cao nên kỹ sư khoa học máy tính vô cùng quan trọng và được hưởng chế độ tốt. Vậy nên học khoa học máy tính ở đâu, học những môn gì và có lương bao nhiêu? Hãy cùng FUNiX khám phá ngay bạn nhé!
1. Tìm hiểu về ngành Khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính trong tiếng anh là Computer Scientist. Đây là ngành học đi sâu vào nghiên cứu về các thuật toán xử lý thông tin đầu vào và giải quyết các yêu cầu. Kỹ sư khoa học máy tính có đầy đủ năng lực để hoạt động trong các lĩnh vực như thiết kế, học máy, lập trình máy tính, xây dựng phần mềm, trí tuệ nhân tạo và khoa học về dữ liệu.
Hiện nay, ngành có mã ngành là 7480101. Hơn nữa, ngành còn thu hút sự quan tâm lớn của sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG.
>>> Đọc thêm: Top 4 Lợi ích học khoa học máy tính mang lại cho trẻ trong kỷ nguyên số
2. Khoa học máy tính: học ở đâu, điểm chuẩn bao nhiêu?
Ngành khoa học máy tính là một ngành có độ khó cao, đòi hỏi người học có nền tảng vững chắc và đam mê. Chắc hẳn, đây cũng là mơ ước của nhiều bạn.
Vì vậy, FUNiX giúp bạn tổng hợp thông tin các trường và điểm chuẩn năm 2022 cho ngành ngay bên dưới. Hãy cùng tham khảo và theo đuổi mục tiêu bạn nhé.
2.1 Ngành khoa học máy tính ở khu vực miền bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội: 25.15 điểm
- Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN: 27.25 điểm
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân: 26.7 điểm
- Trường Đại học FPT
- Trường Đại học Phenikaa: 24
- Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông: 26.9 điểm
2.2 Khu vực miền trung
- Trường Đại học Vinh: 18 điểm
- Trường Đại học Duy Tân: 18 điểm
- Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: 22 điểm
2.3 Các trường ở miền nam
- Trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM: 27.1 điểm
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM: 28.2 điểm
- Trường Đại học Bác khoa – ĐHQG TP.HCM: 28 điểm
- Trường Đại học Mở TP HCM: 24.5 điểm
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: 26.2 điểm
Như vậy, điểm chuẩn khoa học máy tính tại các trường đa số dao động từ 18 – 28.2 điểm.
>>> Đọc thêm: Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
3. Các khối thi để chọn ngành Khoa học máy tính
Nếu muốn chọn Khoa học máy tính, bạn có thể cân nhắc xét 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 gồm môn: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01 gồm môn: Toán, Lý, Anh
- Khối A02 thi ngành khoa học máy tính gồm môn: Toán, Lý, Sinh
- Khối C01 xét gồm môn: Toán, Lý, Văn
- Khối C14: Văn, Toán, GDCD
- Khối D01 có thể giúp bạn đậu gồm: Toán, Văn, Anh
- Khối D07 có thể xét ngành khoa học mt: Toán, Hóa, Anh
>>> Đọc thêm: Khóa học khoa học máy tính FUNiX dành cho con từ 11-15 tuổi
4. Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính
Dưới đây là gợi ý chương trình đào tạo chính quy Đại học của ngành khoa học máy tính bạn có thể tham khảo.
4.1 Các môn đại cương cơ sở khi học ngành khoa học máy tính
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tin học cơ sở
- Tiếng Anh cơ sở
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục Quốc phòng – An ninh
- Môn học kỹ năng
4.2 Các môn chuyên sâu
- Đại số
- Giải tích 1
- Giải tích 2
- Cơ – Nhiệt
- Điện – Quang
4.3 Các môn nền tảng ngành
- Tín hiệu và hệ thống máy tính
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Xác suất thống kê
- Toán trong công nghệ
4.4 Các môn chuyên ngành khoa học máy tính
- Lập trình hướng đối tượng
- Kiến trúc máy tính
- Toán học rời rạc
- Nguyên lý hệ điều hành
- Cơ sở dữ liệu
>>> Đọc thêm: Cậu bé lớp 6 học Khoa học máy tính online thỏa đam mê công nghệ
4.5 Môn học chuyên môn sâu về khoa học máy tính
- Lập trình nâng cao
- Trí tuệ nhân tạo
- Đồ họa máy tính
- Lý thuyết thông tin
- Thực tập
- Chương trình dịch
- Xử lý ảnh
- Học máy
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
- Tin sinh học
- Rô-bốt
- Xử lý tiếng nói
- Thị giác máy
- Các vấn đề hiện đại trong khoa học máy tính
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
- Kiến trúc phần mềm
- Lập trình nhúng và thời gian thực
- Ứng dụng di động cho điện toán đám mây
- Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
- Mô hình hóa và mô phỏng
- Xử lý tín hiệu số
- Nguyên lý Marketing
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Khóa luận tốt nghiệp
5. Khóa học khoa học máy tính với Python chất lượng tại FUNiX
Nếu không có thời gian và điều kiện học chương trình chính quy thì bạn cũng đừng lo lắng nhé. Bởi, bạn có thể tham khảo học đại học trực tuyến khoa học máy tính tại FUNiX.
Hiểu và nhận thức được nhu cầu học khoa học máy tính của các bạn trẻ, FUNiX đã nghiên cứu và thiết kế chương trình Khoa học máy tính dựa trên nền tảng đạt tiêu chuẩn đào tạo tin học trẻ em của Mỹ.
>>> Đọc thêm: Khoa học máy tính cho trẻ em, lý do nên bắt đầu sớm
5.1 Đối tượng
Chương trình hướng tới đối tượng trẻ từ 11-15 tuổi vì đây là độ tuổi phù hợp để trẻ bắt đầu tiếp nhận một ngôn ngữ mới với cấp độ đơn giản. Bên cạnh đó, các trẻ từ 8-10 tuổi cũng hoàn toàn có thể học khóa Khoa học máy tính của FUNiX nếu đã có nền tảng học ngôn ngữ lập trình Scratch từ trước.
>>> ĐỌC THÊM: FUNiX ra mắt môn học Khoa học máy tính với Python
5.2 Chương trình học cá nhân hóa
Với chương trình học khoa học máy tính của FUNiX, trẻ sẽ học dưới hình thức chơi game, trải qua 3 khóa học với thời gian trung bình từ 6 tháng – 2 năm tùy theo nhu cầu và năng lực học mỗi trẻ:
- Khoa học máy tính: Làm quen với khoa học máy tính, tìm hiểu về các khái niệm, cú pháp, câu lệnh trong lập trình với ngôn ngữ Python.
- Lập trình Website: Tìm hiểu về website, học cách viết Website bằng HTML, CSS và JavaScript.
- Game với Python: Lên ý tưởng thiết kế game, học các câu lệnh, cú pháp để xây dựng một trò chơi hoàn chỉnh.
5.3 Vừa học vừa chơi
Chương trình có cách chơi khá linh hoạt, cho phép trẻ sửa đổi thiết bị và tạo ra nhiều nhân vật để chơi cùng. Mục đích chính là giúp trẻ quen với việc viết mã, khi các em đã quen, có thể chọn các màn chơi khó hơn, với các nhiệm vụ phức tạp hơn. Ngoài ra, trẻ cũng được khuyến khích tự xây dựng cấp độ và tạo ra những mã của riêng mình.
5.4 Làm dự án thực trong quá trình học
Sau khi kết thúc chương trình học, trẻ sẽ được trang bị các kiến thức theo tiêu chuẩn kiến thức khung CSTA K-12 CS của Mỹ – Khung chuẩn quốc tế về Khoa học máy tính được công nhận rộng rãi dành riêng cho học sinh.
>>> Đọc thêm: Ngành Khoa học Máy tính và thông tin tại Việt Nam 2023
5.5 Trang bị kỹ năng mềm
Bên cạnh đó, trẻ còn được trang bị kiến thức và kỹ năng về:
- Có những hiểu biết cơ bản về khoa học máy tính, lập trình phần mềm.
- Sử dụng máy tính làm công cụ học tập và làm việc tốt hơn
- Hình thành tư duy logic mạch lạc và khả năng sáng tạo.
- Sử dụng được ngôn ngữ lập trình Python để tạo chương trình đơn giản.
- Tự thiết kế và xây dựng được trò chơi, website.
- Tận dụng được thế mạnh áp dụng công nghệ trong tất cả các môn học trên trường hoặc các lĩnh vực mà con theo đuổi trong tương lai.
- Phát triển các kỹ năng mềm: tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề,…
Đặc biệt, trẻ còn được học khoa học máy tính theo mô hình FUNiX Way hiện đại, phù hợp với xu thế giáo dục 4.0 thời đại mới.
5.6 Học Online 1-1 với mentor
Chương trình học 100% online kèm 1-1 với mentor hàng đầu trong lĩnh vực.
Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện thông qua học khoa học máy tính là tiền đề quan trọng mở ra vô vàn những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Đăng ký chương trình khoa học máy tính với Python của FUNiX ngay để đặt những viên gạch đầu tiên thật chắc chắn cho tương lai trẻ tại đây:
6. Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
Ngành khoa học máy tính là một chuyên ngành được đánh giá khó. Vì thế, kỹ sư khoa học máy tính rộng cửa trở thành nhân lực được săn đón tại các doanh nghiệp. Các cơ hội nghề nghiệp có thể kể đến như:
- Kỹ sư phần mềm
- Giảng viên nghiên cứu và giảng dạy tại các trung tâm, trường đại học, khoa, viện
- Thiết kế web
- Lập trình
- Bảo trì, bảo mật an ninh mạng
- Truyền thông, đồ họa,…
- Kỹ sư hệ thống thông tin
- Trí tuệ nhân tạo
- …
7. Mức lương thị trường của Khoa học máy tính
Hiện nay, người ta vẫn tin rằng máy tính là vua của mọi nghề. Điều này hoàn toàn đúng bởi khoa học máy tính đang khát nhân lực chất lượng cao với đa dạng vị trí.
Vì lý do đó, mức lương ngành khoa học máy tính khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 12 – 20 triệu/tháng. Thêm nữa, lương ngành này tăng rất nhanh vì sự phát triển hiện đại của cuộc sống.
Có thể thấy, ngành khoa học máy tính là lựa chọn sáng suốt trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hãy đừng quên chọn cho mình nơi học phù hợp, chất lượng để sớm có lương như ý. Lưu ý rằng, bạn hoàn toàn có thể đến với khoa học máy tính bất kể khi nào bạn muốn học và học.
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về công việc sau khi học Khoa học máy tính. Nếu bạn có đủ tố chất và sự đam mê, đừng ngần ngại thử sức theo đuổi ngành học. Bạn cũng đừng quên FUNiX luôn đồng hành và trao bạn cơ hội học ngành khoa học máy tính trực tuyến tiện lợi nhất nhé. Hãy tìm hiểu tại đây:
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
Ngành Khoa học máy tính Bách Khoa điểm chuẩn đầu vào 2023
Tìm hiểu ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin tại Việt Nam
Phân biệt ngành CNTT và Khoa học Máy tính dễ hiểu nhất
Giải đáp câu hỏi khoa học máy tính học trường nào?
Khoa học máy tính là gì? Ngành khoa học máy tính ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)