Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam truyền lửa cho thế hệ trẻ
Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam chính thức khai trương phòng trưng bày đầu tiên vào ngày 27/1/2020 và phòng trưng bày số hai vào ngày 4/5/2022. Trên nền tảng số, website Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam được ra mắt vào tháng 9/2022.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Tối 19/8 vừa qua, FUNiX đã tổ chức xTalk số 146 với chủ đề “Tham quan trực tuyến Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam”. Chuyến tham quan được dẫn dắt bởi nhà sáng lập bảo tàng – TS. Nguyễn Chí Công.
Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam truyền lửa cho thế hệ trẻ
Bảo tàng CNTT được đặt tại tư gia của TS. Nguyễn Chí Công, nằm trên con ngõ nhỏ ở phố Đông Tác (Đống Đa, Hà Nội). Đây là nơi trưng bày hơn 300 hiện vật, hình ảnh, sách vở do TS cùng bạn bè, các nhà hảo tâm, chuyên gia và người yêu công nghệ trong và ngoài nước sưu tầm, đóng góp qua nhiều năm nay.
Bảo tàng chính thức khai trương phòng trưng bày đầu tiên vào ngày 27/1/2020 và phòng trưng bày số hai vào ngày 4/5/2022. Trên nền tảng số, website Bảo tàng Công nghệ thông tin Việt Nam được ra mắt vào tháng 9/2022. Tham gia xây dựng website bảo tàng CNTT không chỉ có đội ngũ mentor của FUNiX, mà còn có sự đóng góp của chính các học viên FUNiX – những người trẻ thế hệ tiếp nối trong ngành công nghệ thông tin.
Thông qua sự dẫn dắt của TS, các học viên được tìm hiểu về CNTT Việt Nam non trẻ trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Từ bom đạn, đau thương, CNTT Việt Nam đã làm nên kỳ tích, trong đó có đóng góp quan trọng của TS. Nguyễn Chí Công, đó là sự ra đời của máy vi tính VT80 năm 1976. “Sự kiện này đánh dấu Việt Nam trở thành nước thứ 3, chỉ sau hai nước phát triển là Pháp và Mỹ chế tạo thành công máy vi tính, lần lượt vào năm 1973 và 1975.” – TS. Nguyễn Chí Công cho biết.
Bên cạnh chia sẻ thông tin về các hiện vật, những nhân vật có đóng góp to lớn cho ngành CNTT như: GS. Tạ Quang Bửu, GS. Phan Đình Diệu, GS. Vũ Đình Cự,… cũng được giới thiệu chi tiết qua lời kể của TS, giúp các học viên theo dõi chương trình có thêm hiểu biết về những người đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền CNTT hôm nay.
Một số hiện vật tiêu biểu
Tại chương trình, TS đã giới thiệu tới các khán giả một số hiện vật tiêu biểu do TS sưu tầm, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng.
Chi tiết thông tin về 3 cuốn sách quý như sau (từ trái sang phải):
1. “Tìm hiểu máy tinh điện tử” được xuất bản rất sớm vào năm 1975. Nội dung của nó mang tính phổ cập, không đi quá sâu. Tác giả thứ nhất là PTS. Nguyễn Bá Hào, lúc đó là phó tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam về CNTT sau khi bảo vệ luận án tại Liên Xô. Tác giả thứ hai là Hoàng Kiếm, trước đó tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hà Nội, về Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật nhà nướ làm việc, rồi về Viện KH Tính toán và Điều khiển.
2. “Sự ra đời của tin học” được in trong khuôn khổ VIE/88/035 – một dự án của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển với sự tài trợ của UNESCO. Sách xuất bản năm 1990, do TS. Ngô Ánh Tuyết và Ngô Trung Việt biên soạn, Phạm Ngọc Khôi hiệu đính. Đây là một tài liệu thuộc loại phổ cập tin học với các nội dung được trích lục từ nhiều nguồn khác nhau theo thư mục của phương Tây. Điều đó cũng cho thấy sự thay đổi phương pháp từ kiểu phù hợp giới hàn lâm của Liên Xô cũ chuyển sang loại sách rất gần với giới bình dân và thực tiễn.
3. “Nhập môn lập trình” được Trung tâm Hệ thống Thông tin ISC dịch và xuất bản năm 1991, do giáo sư Jacques Arsac (viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp) soạn cho những người muốn học lập trình máy tính. Nội dung của sách gồm những khái niệm và kỹ thuật căn bản của lập trình, thông qua những ví dụ sử dụng ngôn ngữ LSE và kinh nghiệm lập trình.
Bên cạnh những tài liệu quý, TS cũng giới thiệu đến khán giả một số chiếc máy tính đời đầu của Apple mà có lẽ hiếm nơi nào lưu trưc được.
Chi tiết thông tin về 3 chiếc máy tính như sau (từ trái sang phải):
1. Máy tính dòng Macintosh do Apple đưa ra lần đầu tiên vào năm 1984. Máy dùng CPU Motorola MC68000, RAM 512kB, giá 2.795USD, chỉ có 1 ổ đĩa mềm để chạy hệ điều hành Mac OS cho phép nối mạng AppleTalk và có giao diện đồ họa hiển thị trên màn hình trắng đen 9 inches với độ phân giải cao.
2. Máy tính Macintosh Plus do Apple đưa ra năm 1985. Có CPU Motorola MC68000, RAM 1MB, giá 2.599USD với hệ điều hành Mac OS cải tiến, cho phép ê-kíp của TS. Nguyễn Chí Công tạo ra hàng trăm bộ font chữ Việt kiểu vector PostScript và TrueType.
3. Máy tính Macintosh SE/30 với CPU Motorola MC68030, RAM 1MB, giá 4.369USD với hệ điều hành Mac OS cải tiến. Apple lần đầu tiên dùng chip 32 bit và ổ đĩa cứng SCSI, chạy nhanh hơn hẳn so với họ máy tương hợp IBM-PC.
Bên cạnh những thiết bị kể trên, Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam hiện nay còn trưng bày hàng trăm hiện vật khác, giới thiệu đến người xem về lịch sử nền công nghệ thông tin Việt Nam, kèm các mốc sự kiện, lịch sử, con người và chính sách… Từ đó, mỗi người có hình dung đầy đủ về quá trình hình thành phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam từ thuở ban sơ đến nay.
Minh Tiến
TS. Nguyễn Chí Công (sinh năm 1949) là Nguyên Trưởng ban Khoa học công nghệ Hội Tin học Việt Nam, Nguyên Trưởng tiểu ban An ninh mạng của Chương trình quốc gia về CNTT. Nhà sáng lập bảo tàng là một trong những người đỡ đầu đắc lực đưa Internet vào Việt Năm năm 1997, đồng thời, ứng dụng thành công công nghệ mạng máy tính vào nhiều lĩnh vực của đời sống. |
Bình luận (0
)