Mentor Nguyễn Thị Chương: “Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu làm việc mình thích!”
Mentor Nguyễn Thị Chương hiện đang là lập trình viên tại FPT Software. Trong một lần tình cờ “dạo" Facebook và thấy người bạn đăng tin tuyển dụng mentor cho trường Mây, chị đã đăng ký và chính thức tham gia FUNiX vào tháng 9/2021.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Học thạc sĩ giáo dục online 2024 cần điều kiện gì?
- Top 5 trung tâm đào tạo trực tuyến công nghệ thông tin uy tín
- Hệ thống đào tạo trực tuyến LMS là gì? Cách học online mới cho các bạn đi làm
- Hệ thống đào tạo trực tuyến elearning nào ở Việt Nam được tin cậy
Cơ duyên nào đã đưa chị đến với con đường công nghệ thông tin?
Ngay từ khi còn nhỏ, mình đã rất thích Toán học. Đến năm lớp 11, lần đầu tiên được tiếp xúc với lập trình Pascal, mình cảm thấy rất vui khi chương trình thuật toán do mình viết ra chạy được. Từ đó mình có niềm hứng thú với Tin học, cộng thêm sự cổ vũ của thầy cô, bạn bè và gia đình, mình đã lựa chọn theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT để theo đuổi ước mơ trở thành lập trình viên IT.
FUNiX có điểm gì thu hút để chị đăng ký tham gia trở thành mentor?
Tìm hiểu về FUNiX, mình nhận thấy mô hình đào tạo của FUNIX rất hay và phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hầu hết học sinh, sinh viên phải học online thì FUNIX đã cho thấy sự tiến bộ khi triển khai mô hình này từ trước đó. Chính vì vậy, mình đã quyết định tham gia mentoring tại trường Mây.
Trở thành mentor FUNiX đã mang lại những niềm vui nào cho chị? Có kỷ niệm nào thực sự ấn tượng mà đến giờ chị vẫn còn nhớ?
Mỗi khi hỗ trợ một bạn học viên nào đó giải quyết được vấn đề mình đều cảm thấy rất vui. Nhiều học viên ban ngày vẫn đi làm hành chính và dành thời gian ban đêm để học thêm, hay có trường hợp bác học viên 87 tuổi – Trần Nhật Thứ, vẫn say mê học công nghệ. Lắng nghe chia sẻ từ học viên, mình cảm thấy rất xúc động và suy nghĩ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu làm một việc mình thích. Mình rất khâm phục những học viên ở FUNiX vì các bạn đều rất chịu khó học tập.
Trong 6 tháng gắn bó với FUNiX, kỷ niệm đáng nhớ nhất đó là lần hỗ trợ học viên hơn làm assignment kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Khi mentoring, các mentor sẽ thường hay nhắn tin nhưng do có quá nhiều câu hỏi và để thuận tiện hơn trong việc support, mình và học viên đã add skype để gọi điện trao đổi. Bạn ấy là một nam xTer rất kiên trì, chịu khó và quyết tâm.
Với mình, việc giúp đỡ học viên không chỉ mang lại niềm vui mà còn tiếp thêm động lực, giúp mình tiếp tục gắn bó với nghề.
Quá trình mentoring tại FUNiX đã mang lại cho chị những lợi ích thiết thực nào trong cuộc sống?
Mình học thêm được một số kỹ năng khi mentor như: gõ bàn phím nhanh hơn (vì không muốn học viên phải chờ lâu), kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin (để hỗ trợ cho phù hợp) , ngoài ra là kỹ năng nắm bắt tâm lý vì đôi lúc cũng cần an ủi, động viên tinh thần cho học viên khi họ nản chí.
Có khi nào học viên làm chị buồn, nản không? Tại những thời điểm như vậy, động lực nào giúp chị tìm lại cảm hứng trong công việc?
Buồn nhất là những lần nhận mặt đỏ (phản ứng không hài lòng) từ phía học viên mặc dù mình đã hỗ trợ rất nhiệt tình. Mỗi lần như vậy, mình thường dành thời gian để suy nghĩ xem mình đã thực sự làm tốt hay chưa, cần phải cải thiện điều gì, và cũng có thể là tự an ủi “do học viên bấm nhầm” mà thôi.
Mình vẫn tiếp tục công việc mentor dù có nhiều lần nản chí, bởi đơn giản mình nghĩ còn nhiều học viên cần sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp, do đó mình cần tiếp tục vai trò của một mentor.
Chị có đặt cho mình nguyên tắc/phương châm nào trong công việc mentor không?
Phương châm của mình là định hướng, gợi ý con đường cho học viên giải quyết vướng mắc đang gặp phải, để từ đó, học viên có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn. Ví dụ kĩ năng debug khi gặp lỗi, hay kĩ năng search google khi gặp khó khăn chưa có lời giải.
Chị có lời khuyên nào dành cho các bạn nữ giới theo ngành IT?
Nữ giới có thể tham gia mọi vị trí trong ngành CNTT. Bạn có thể làm developer, tester hoặc là quản lí. Nếu làm developer thì lời khuyên của mình là bạn phải thật sự yêu thích, có thể dành hàng giờ đồng hồ ngồi trước máy tính để tìm lỗi hay search google. Nếu bạn muốn làm tester thì cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, phát huy hết năng lực của bản thân để đi lâu dài trên con đường này.
Minh Tiến
Bình luận (0
)