Thông điệp từ bridge mentor Ngô Hoàng Lan: Dream IT, Do IT
Mentor Ngô Hoàng Lan là cựu sinh viên K10 của trường Đại học FPT chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm. Trở thành mentor của FUNiX từ tháng 5/2021, chị Lan cũng đồng thời đảm nhiệm công việc kỹ sư phần mềm tại công ty Nhật Bản Scala Communications.
- Hiểu rõ khó khăn của học viên là điều quan trọng nhất khi làm mentor FUNiX
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Mentor Trương Đức Lượng: Tận tình, hết mình vì học viên
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
Chào chị Lan, cơ duyên nào đã đưa chị trở thành mentor của FUNiX?
Nhận được lời mời của anh Hoàng Văn Cương – PGĐ FUNiX, Giám đốc FUNiX Global, chị đã quyết định trở thành mentor hay đúng hơn là bridge mentor (mentor cầu nối) cho FUNiX. Công việc của một bridge mentor chính là kết nối giữa các bạn học viên người Nhật đang học tập tại trường Mây với các mentor người Việt, để giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập.
Vì sao chị lại lựa chọn con đường công nghệ thông tin? (đam mê từ nhỏ, gia đình định hướng hay vì một lý do đặc biệt nào đó?
Chị đến với CNTT cũng rất tình cờ. Thực ra ban đầu chị chọn trường đại học trước, và cụ thể là ĐH FPT. Sau đó mới quyết định chọn ngành học. Thông qua tìm hiểu, chị được biệt thế mạnh của trường thời điểm đó là Kỹ thuât phần mềm nên đã đăng ký. Càng học, càng tiếp cận, chị càng nhận ra nhiều điều hay ho và dần dần cảm thấy hứng thú với ngành học mình đã chọn.
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, chị có cơ hội làm quen với chị Hoàng Phương Nga, cựu sinh viên K8 của Đại học FPT, một người rất xuất sắc và đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực CNTT là người chị rất ngưỡng mộ và truyền cảm hứng rất nhiều cho chị trên chặng đường IT.
Quá trình làm mentor mang lại những niềm vui nào cho chị? Có kỷ niệm nào thực sự ấn tượng mà đến giờ chị vẫn còn nhớ?
Trở thành mentor của FUNiX, chị được làm quen với các anh chị mentor khác, được nghe các anh chị chia sẻ kinh nghiệm làm nghề. Có khi thì cùng nhau trao đổi để tìm ra phương án hỗ trợ hiệu quả nhất cho học viên khi các bạn gặp khó khăn với việc học tập, làm kiểm tra. Đó là niềm vui và điều thực sự ý nghĩa khi trở thành mentor FUNiX.
Ngoài việc mentoring thì FUNiX cũng có khá nhiều hoạt động bên lề thú vị. Một trong số đó là Global Talk mà chị cũng từng được tham gia ở vị trí diễn giả. Một cơ hội rất hay để được chia sẻ với mọi người mà chủ yếu là các bạn sinh viên về những câu chuyện, kinh nghiệm trong công việc cũng như cuộc sống. Dù ban đầu khá lo lắng vì từ lúc ra trường chị chỉ dùng tiếng Nhật cơ mà hôm ấy lại phải nói tiếng Anh nhưng rất may mắn, buổi trò chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ và chị tin mình đã mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn khán giả.
Quá trình mentoring tại FUNiX đã mang lại cho chị những lợi ích thiết thực nào trong cuộc sống?
Ở vị trí bridge mentor với nhiệm vụ chính là cầu nối giữa các bạn học viên người Nhật và các mentor chính người Việt thì chị vừa được trau dồi thêm về tiếng Nhật, vừa có thêm nhiều kiến thức về chuyên môn. Chị học cách để tiếp nhận thông tin từ mentor, hiểu được vấn đề và tìm cách giải thích sao cho dễ hiểu nhất, đời thường nhất với các bạn chưa có nền tảng về IT. Ngoài ra cũng rèn luyện cả tính kiên nhẫn để không bỏ cuộc khi giảng rất nhiều mà các bạn vẫn chưa hiểu bài. (cười)
Có khi nào học viên làm chị buồn, nản không? Tại những thời điểm như vậy, động lực nào giúp chị tìm lại cảm hứng trong công việc?
Cũng có lúc chị sẽ thấy hơi nản khi có những buổi coaching dài đến hơn 2 tiếng nhưng học viên vẫn chưa thực sự hiểu bài. Tuy vậy thì chị cũng rất thông cảm vì các bạn vẫn còn là sinh viên, có nhiều bạn lại theo học một ngành không hề liên quan đến CNTT nên việc tiếp thu chậm là điều dễ hiểu. Ngay cả bản thân chị lúc đi học đại học cũng có những lúc học mãi không hiểu như vậy. Thế nên chỉ cần thấy bạn vẫn đang rất chăm chỉ, cố gắng là mình cũng sẽ muốn tìm cách để tiếp tục giúp bạn hoàn thành được khoá học.
Chị có đặt cho mình nguyên tắc/phương châm nào trong công việc mentor không?
Chị nghĩ mentor cũng như một người bạn nên sẽ cố gắng để hỗ trợ các bạn học viên như những người bạn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bạn học từ mình và mình cũng sẽ có nhiều điều học được từ bạn.
Chị đánh giá như thế nào về mô hình đào tạo của FUNiX?
Một mô hình hiện đại, phù hợp với xu hướng học và làm online như hiện nay. Có thể tự học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và khi cần sẽ luôn có mentor sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn thì còn gì bằng?
Chị có lời khuyên cho các bạn nữ giới theo ngành IT?
Dream IT, Do IT.
Ngoài những “bất lợi” như phải làm việc liên tục bên máy tính 8 tiếng (có thể là nhiều hơn) một ngày với những ngôn ngữ lập trình khó nhằn, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt và niềm yêu thích với nghề thì cũng có nhiều lợi thế khác. Ở trường lớp hay kể cả công sở, vì số lượng ít hơn rất nhiều nên các bạn nữ cũng sẽ đôi lúc nhận được những sự ưu tiên giúp đỡ từ các bạn nam đồng nghiệp. Các bạn nữ thường cũng sẽ cẩn thận, tỉ mỉ hơn khi làm việc và khéo léo hơn khi phối hợp, giao tiếp nhóm.
Phân tích là vậy, nhưng chị nghĩ đơn giản là nếu có sở thích, có đam mê thì các bạn cứ theo thôi, đừng quá bận tâm đến chuyện là nữ hay nam. Bởi vì dù là ngành nghề nào thì chỉ cần đủ cố gắng chúng ta đều có thể làm được.
Minh Tiến
Bình luận (0
)