Cảm nhận sau khi hoàn thành môn Phát triển Game

Cảm nhận sau khi hoàn thành môn Phát triển Game

Chia sẻ kiến thức 17/06/2021

Bài viết chia sẻ những cảm nhận về môn Phát triển Game thuộc Chứng chỉ 2 - Lập trình di động của FUNiX.

Cuối cùng thì mình cũng hoàn thành môn cuối cùng của Chứng chỉ 2 – Lập trình di động, đó là môn Phát Triển Game (GAD101x).

Ngay từ đầu mình xác định mình sẽ không đi làm về Game, cộng với thời gian để hoàn thành Chứng chỉ 2  đang bị rất căng (mình mất quá nhiều thời gian cho Java và Android), nên mình đã không (không thể) dành quá nhiều thời gian cho nó.

Do mình cũng chưa từng đi làm về lập trình bao giờ, nên mình bỏ qua các bàn luận các vấn đề về tính thiết yếu của môn này – vốn thấy cũng có nhiều người tranh cãi. Mình muốn nói về những thứ mình học được bên lề của nó, tuy bé nhưng thật sự rất hữu ích, ít nhất là đối với mình.

Thứ nhất và cũng quan trọng nhất, mình hiểu thêm được về Singleton Pattern. Hồi làm môn LAB của Java có bắt gặp khái niệm này, mình cũng tìm tòi đọc qua các tài liệu liên quan nhưng vẫn rất lơ mơ, gọi là hiểu, nhưng thẩm thấu thì không, và sẽ quên rất nhanh.

Tuy nhiên khi làm game với Unity, một số đối tượng nên khởi tạo một lần duy nhất trong, và dùng chung. Ví dụ như Player (nhân vật chính), lớp quản lý âm thanh (nhạc nền…), các components về UI… thì ta áp dụng đến Singleton Pattern. Và tự nhiên những gì mình từng đọc qua, giờ đây có thể lý giải một cách rõ ràng chứ không còn mơ màng như trước nữa.

cam-nhan-mon-game
Anh Hồ Nhật Minh cho rằng Phát triển Game là môn khá trực quan để hiểu được thêm một số khái niệm có tính trừu tượng cao.

Thứ hai, từ khóa ‘static’ trong lập trình OOP. Hồi học Java mình cũng khá bỡ ngỡ với từ khóa này, cũng tìm đọc nhiều nhưng hiểu sơ sơ là nó thuộc về level Class chứ không nằm ở tầm instance nữa, và nó dùng chung cho cả class v.v…. Do đó, nó quá là phù hợp để tạo một instance cho một lớp Singleton. Khi dùng cho Singleton Pattern và một số các đối tượng liên quan đến UI trong game, thì mình cũng dần nhận ra rõ hơn vai trò, chức năng của từ khóa này trong OOP (có thể vẫn chưa thực sự đầy đủ).

Thứ ba, học thêm được một ngôn ngữ C# nữa, mà cũng nhận ra việc học thêm một ngôn ngữ OOP mới cũng đỡ nhọc nhằn hơn khi học ngôn ngữ OOP đầu tiên là Java. Mà hầu như cũng không học gì thêm, ít nhất là trong Unity, chỉ đổi nhẹ một vài điểm syntax thôi.

Những điều này không thuộc về chuẩn đầu ra của môn (trừ việc học thêm C#), nhưng mình thấy đối với mình nó lại là những điểm rất có ý nghĩa, nó giúp ngộ ra nhiều thứ mà mình còn lăn tăn hồi mới chân ướt chân ráo vô học Java.

Trên đây là những cảm nhận ngắn gọn và rất cá nhân của mình. Về môn Game thì mình thấy, dù không học để đi làm nhưng không bổ ngang cũng bổ dọc. Cá nhân mình thấy, game là môn khá trực quan để hiểu được thêm một số khái niệm có tính trừu tượng cao. Tuy nhiên, chi phí cơ hội cho việc học môn này với một môn khác thì như thế nào cũng là một vấn đề cần đong đếm, trong tầm của mình cũng chưa đánh giá được gì nhiều.

 Anh hồ Nhật Minh hiện làm Quản lý đơn hàng (Merchandiser) tại văn phòng đại diện của một công ty Nhật Bản về ngành may ở Tp.HCM. Anh chọn FUNiX vì giá trị chia sẻ kiến thức trong cộng đồng công nghệ, hình thức học trực tuyến linh động.

“Lập trình đang là một ngôn ngữ của thời đại, bản thân sống ở thời đại này mà không biết về lập trình có nghĩa mình đang bị thời đại mới bỏ lại phía sau”, anh Hồ Nhật Minh chia sẻ.

Quỳnh Anh (ghi)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!