Kinh nghiệm học tiếng Anh từ thực chiến: Cách xây dựng vốn từ cơ bản

Kinh nghiệm học tiếng Anh từ thực chiến: Cách xây dựng vốn từ cơ bản

Chia sẻ kiến thức 18/09/2021

Phần lớn vốn tiếng Anh của mình đến từ việc tự học và thực chiến bên ngoài, vì vậy mình sẽ chia sẻ những gì căn bản nhất, khách quan nhất để các bạn có thể áp dụng cho việc hiểu tiếng Anh ở cấp độ căn bản cũng như diễn đạt những gì căn bản nhất cho người bản xứ hiểu.

Nói qua chút về bản thân thì hồi trước mình cũng đi du học nước ngoài một thời gian, gia nhập một số hội nhóm quốc tế nên cũng có cơ hội trao đổi ngôn ngữ với bạn bè đến từ nhiều nền văn hóa. Khi về Việt Nam, trước khi đi làm code web như hiện tại thì hồi đó gần như mình không từ chối bất kì công việc gì giúp mình tích lũy kinh nghiệm sử dụng tiếng Anh: Từ việc làm trợ giảng, gia sư, dạy tiếng Anh cho một số Trung tâm đến việc đi phiên dịch, đi tour cho bạn bè nước ngoài rồi làm sub cho video. Ngoài ra thì mình cũng từng tham gia dịch thuật một số môn học ở FUNiX nữa.
 
Phần lớn vốn tiếng Anh của mình đến từ việc tự học và thực chiến bên ngoài, vì vậy mình sẽ chia sẻ những gì căn bản nhất, khách quan nhất để các bạn có thể áp dụng cho việc hiểu tiếng Anh ở cấp độ căn bản cũng như diễn đạt những gì căn bản nhất cho người bản xứ hiểu.
 

Bắt đầu từ thói quen tra từ vựng

 
Bài viết hôm nay mình sẽ đi sâu hơn vào việc học từ vựng. Đầu tiên là phải thay đổi thói quen tra từ vựng trước. Thay vì gặp một từ khó, bạn chủ động tra từ điển tiếng Việt để dịch nghĩa thì giờ hãy thử đoán nghĩa của từ trước. Có 2 cách đoán nghĩa phổ biến là đoán nghĩa thông qua văn cảnh và đoán nghĩa bằng cách xem giải thích từ bằng tiếng Anh.
 
Giờ lấy ví dụ với từ simultaneously, ta có:
 
I was trying to do three things simultaneously=> dựa vào văn cảnh thì ta có thể đoán được nghĩa của câu là: Tôi đã cố làm 3 việc cùng một lúc, khá easy đúng không?
She was cooking a meal while simultaneously holding a business meeting via her mobile phone=> có vẻ cô ấy đang làm 2 hành động song song đúng không? Nếu vậy thì trạng từ của nó phải mang nghĩa “Cùng một lúc” nhỉ?
 
Giờ đến cách tiếp theo là tra theo việc giải nghĩa từ, như từ điển Cambridge đã nêu thì nó được giải thích là: in a way that is simultaneous(=happening or being done at exactly the same time) – theo một cách đồng thời (xảy ra hoặc kết thúc trong một khoảng thời gian nhất định)
 
Từ điển Cambridge giải thích nghĩa khá dễ hiểu với việc diễn đạt bằng những từ vựng căn bản, thông dụng nhất (thường xoay quanh mức độ B1). Cho đến nay thì phần lớn mình vẫn dùng Cambridge cho việc tra từ vì như đã nói, nó khá dễ hiểu. Ngoài ra nếu muốn thì các bạn có thể sử dụng từ điển Oxford hoặc Merriam-Webster với việc giải thích mang nghĩa hàn lâm hoặc thông dụng hơn. Nhưng để khởi đầu cho việc ghi nhớ từ và áp dụng thì mình vẫn khuyên là nên dùng Cambridge.
tiếng Anh
để khởi đầu cho việc ghi nhớ từ và áp dụng thì mình vẫn khuyên là nên dùng Cambridge.

Học qua những cụm từ

Tiếp đến, như đã nói ở phần trước thì mình có nhắc đến việc giáo sư A.J.Hoge liên tục nhấn mạnh về việc học qua các cụm từ. Thì ở đây mình cũng sẽ giải thích đơn giản là học qua cụm có nghĩa là học qua các câu chứa từ đó, mà các bạn có thể bắt gặp trong văn cảnh như ở một bài đọc, trích dẫn hay một câu bạn tự đặt. Thay vì cách học cũ là bạn tra nghĩa tiếng Việt của từ đó rồi nhẩm đi nhẩm lại 15 hay 100 lần gì đó hoặc viết lại bao nhiêu lần cho nó thuộc gì đó. Mình thì thấy cách học này khá tốn thời gian và mau quên dù nó có thể hiệu quả với một số người nhưng không nên áp dụng lâu dài nếu bạn muốn mang sức chứa trên 5000 từ vựng trở lên để hiểu hoặc áp dụng.
 
Quay trở lại ví dụ về cụm, ta có câu sau: Of course we’re competitive, but there’s no personal animosity between us mang nghĩa: “Tất nhiên là chúng tôi cạnh tranh, nhưng không hề có tư thù cá nhân giữa chúng tôi” thì bạn có thể nhận ra đây là một câu tương phản với từ but giữa 2 vế. Và nếu biết nghĩa của từ competitive (tính từ mang nghĩa cạnh tranh, ganh đua) thì bạn có thể ngẫm ra được nghĩa của từ animosity phải mang ý bổ trợ cho tính tương phản trong câu. Và một khi đoán được nghĩa của cả câu và từ thì việc ghi nhớ của bạn sẽ lâu dài hơn rất nhiều và bạn cũng sẽ linh hoạt hơn trong việc áp dụng từ mới cho các câu văn khác.
 
Ngoài việc đoán nghĩa, đọc và đặt câu ra thì mình cũng khuyên là nên nghe thật nhiều những mini story (truyện ngắn như:
Black Cat https://www.youtube.com/watch?v=iL7yeqOSczE) hoặc những câu quote trích dẫn có chứa từ vựng đó.
Ngoài ra thì thêm cách nữa mình khuyến khích đó là làm bài tập.
Ghé trang: https://learnenglish.britishcouncil.org/…/beginner-to… để tìm những bài tập từ vựng với đủ các chủ đề, mức độ thông qua các bài đọc hiểu, câu văn với tính ứng dụng cao và đơn giản. Hồi trước đi dạy mình cũng hay cho học sinh làm những bài tập này.
 
Thêm một cách nữa cũng trở nên khá phổ biến thời nay là học qua App. Trong đó Duolingo là hoàn toàn miễn phí và được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên cái app này khá ức chế ở chỗ nó sẽ giục bạn liên tục để catch up tiến độ, nên lượng bài học bạn cần review lại mỗi ngày sẽ tăng dần lên đáng kể, khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Thêm nữa là các câu văn trong Duolingo có vẻ khá cứng nhắc, giống mang từ trong sách giáo khoa ra nên sẽ rất khó để mang ra ngoài giao tiếp. Ngoài Duolingo thì còn FluentU, Drop và một số language app khác với giá cả và phương pháp khác nhau các bạn có thể tham khảo
Phạm Nguyễn Minh Nam
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại