3 bí quyết học tập giúp dân non-IT bắt kịp với nghề lập trình

3 bí quyết học tập giúp dân non-IT bắt kịp với nghề lập trình

Chia sẻ kiến thức 07/01/2022

Làm thế nào để một người không có nền tảng IT, non-It 100% có thể bắt kịp với nghề lập trình? Bài viết sau đây chia sẻ một vài bí quyết học tập của các bạn đã chinh phục nghề lập trình thành công.

Hi vọng rằng các bạn non-IT có thể tìm trong đó lời khuyên cho mình bắt kịp với nghề lập trình một cách nhanh chóng, gặt hái quả ngọt cho hành lựa chọn của mình.

Học nghề lập trình: Cần đều đặn, theo đúng lộ trình đã định

Điều đầu tiên, nếu bạn là dân non-IT nay muốn theo ngành, thì bạn phải có một lộ trình cụ thể, bài bản và rõ ràng nhất có thể. Dựa trên lộ trình đã vạch, bạn hãy duy trì việc học tập thật đều đặn để từng bước trang bị kiến thức cho mình.

Kiến thức về công nghệ thông tin hay cụ thể là về lập trình không phải là quá khó. Trước đây, nhiều người cho rằng đây là lãnh địa của dân giỏi Toán, cần sự đào tạo vô cùng bài bản, trong một thời gian đủ dài thì mới có thể làm nghề được. Tuy nhiên đây là một quan điểm rất sai lầm.

Giống như nhiều lĩnh vực khác, IT hoàn toàn có thể học tập được dù bạn ở lĩnh vực nào chăng nữa. Khi theo ngành IT, bạn không cần phải quá giỏi, quá xuất sắc về Toán học. Với tư duy logic tốt, bạn đã có một điểm khởi đầu khá tốt. Còn nếu không, sự chăm chỉ là yếu tố giúp bạn đạt mục tiêu.

nghề lập trình
Như đã nói, ngành IT có rất nhiều chuyên ngành hẹp, nhiều hướng đi cho bạn lựa chọn. Bởi vậy nếu là dân non-IT, bạn lại đã mất nhiều thời gian cho các ngành khác, thì khi bắt đầu chuyển nghề lập trình, hãy nhanh chóng tìm hiểu cho mình một hướng đi phù hợp.

Khi đã có lộ trình nhất định, thì cho dù không giỏi toán, không phải người có năng lực học tập vượt trội, bạn vẫn có thể học và chuyển ngành IT một cách dễ dàng. Vì ngành này có vô số chuyên ngành nhỏ, với vô số công việc ở các trình độ khác nhau cho bạn lựa chọn.

Chọn hướng đi phù hợp trong nghề lập trình

Như đã nói, ngành IT có rất nhiều chuyên ngành hẹp, nhiều hướng đi cho bạn lựa chọn. Bởi vậy nếu là dân non-IT, bạn lại đã mất nhiều thời gian cho các ngành khác, thì khi bắt đầu chuyển nghề, hãy nhanh chóng tìm hiểu cho mình một hướng đi phù hợp.

Hãy cân nhắc giữa sở thích, khả năng, và khóa học mà bạn đang theo. Hãy cân nhắc giữa tuổi tác, tuổi nghề, và quyết tâm của bạn. Dựa vào đó, bạn sẽ tìm được hướng đi cho mình. Hướng đi này không chỉ giúp bạn có một công việc, sự nghiệp triển vọng, mà còn gợi mở cho bạn các cơ hội phát triển trong tương lai. Việc lựa chọn hướng đi vì vậy mà có ý nghĩa rất lớn, bạn hãy nghiêm túc và dành thời gian để cân nhắc. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ những đàn anh, chuyên gia trong ngành gợi ý, phân tích để có được chọn lựa phù hợp nhất nhé!

Chăm tham khảo kiến thức, tìm cơ hội thực hành

Vì là dân non-IT nên bạn hãy xác định: Mình phải học nhiều, học nhanh nhất có thể. Phải tìm mọi cách để vừa dung nạp kiến thức lý thuyết, vừa thực hành nhằm sớm nhuần nhuyễn các kĩ năng, yêu cầu về kĩ thuật.

Công nghệ thông tin, hay lập trình là lĩnh vực đòi hỏi thực hành nhiều. Mở rộng nguồn tài liệu tham khảo từ sách vở, Internet… Bạn có thể học các khóa học trên mạng, kết hợp thêm xem video để làm rõ các vấn đề mình chưa hiểu. Chăm thực hành, chăm tham khảo kiến thức sẽ giúp bạn tiến rất nhanh.

Quyết tâm cao

Một điều quan trọng với dân non-IT khi chuyển nghề sang nghề lập trình đó là: Phải có quyết tâm cao. Vì là người ngoài ngành, đôi khi còn là người bắt đầu học IT khi đã có tuổi tác nhất định, nên không tránh được những khi lo lắng, hoang mang, hay nản chí. Vì vậy bạn hãy giữ cho mình ý chí, sự quyết tâm vượt qua thử thách, vượt qua những phút “yếu lòng”. Có như vậy, bạn mới có thể chuyển nghề, chuyển ngành nhanh chóng.

Hi vọng rằng những bĩ quyết trên đây sẽ giúp bạn là dân non-IT có cái nhìn cụ thể hơn, cũng như gợi mở cho các bạn những hướng cụ thể giúp cho việc chuyển ngành, chuyển nghề lập trình rõ ràng hơn.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại