3 rủi ro phổ biến dân IT cần cân nhắc trước khi nhảy việc
Với nhiều người, nhảy việc là một quyết định giúp sự nghiệp xoay chuyển. Nhưng cũng với không ít người khác, nhảy việc có thể trở thành bước lùi sự nghiệp. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ thiệt - hơn trước khi nhảy việc cũng như đưa ra cách hành xử văn minh khi nhảy việc.
- Người trẻ nên nhảy việc thế nào trong 5 năm đầu sự nghiệp
- Nhảy việc ở tuổi 30 và những vấn đề người trẻ cần đối mặt
- Danh sách các câu hỏi quan trọng cần xem xét trước khi nhảy việc
- 3 lưu ý quan trọng khi bạn có ý định nhảy việc trong đại dịch
Table of Contents
Với nhiều người, nhảy việc là một quyết định giúp sự nghiệp xoay chuyển. Nhưng cũng với không ít người khác, nhảy việc có thể trở thành bước lùi sự nghiệp. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ thiệt – hơn trước khi nhảy việc cũng như đưa ra cách hành xử văn minh khi nhảy việc.
Bài viết dưới đây nêu ra 3 rủi ro phổ biến mà dân IT thường gặp khi nhảy việc, mời bạn tham khảo!
Nhảy việc: Thu nhập chắc chắn ảnh hưởng
Đầu tiên, cần hiểu rằng nếu nhảy việc, chắc chắn thu nhập của bạn sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Đây là rủi ro phổ biến bởi thời gian chuyển giao sang công việc mới, bạn có thể không có thu nhập, hoặc lương nơi làm việc mới trong thời gian thử việc thấp hơn cho chính sách nhân sự. Như vậy, ảnh hưởng về thu nhập làm cho bạn giảm lương, việc chi tiêu cũng vì thế mà hạn chế hơn.
Nói tóm lại, khi nhảy việc, thì mối lo về “kinh tế” cần được xem xét để tránh những cú sốc tâm lý, hay là rơi vào khủng hoảng về tâm lý, tài chính hoặc khó khăn bất ngờ không như ý vì tiền bạc.
Tuy nhiên, nếu bạn “nhảy việc” thành công, thì có thể công việc mới tiềm năng sẽ giúp bạn gia tăng năng lượng, làm việc một cách say mê, hiệu quả hơn để nhận mức lương cao hơn nhiều so với việc cũ.
Nhảy việc: Nguy cơ mất mát trong quan hệ đồng nghiệp – cấp trên
Đôi khi chuyện nhảy việc sẽ mang đến cho bạn rủi ro không đáng có, chính là sự mất mát trong quan hệ đồng nghiệp và cấp trên. Chẳng hạn, bạn có một sếp tâm lý, một team làm việc siêu thân thiện, phối hợp ăn ý. Nhưng rồi, bạn nhận được một đề nghị làm việc hấp dẫn hơn nhiều so với công việc hiện tại và bạn lựa chọn “dứt áo ra đi”. Nếu không khéo léo, bạn có thể bị mất mát tình cảm với mọi người.
Hãy cư xử khéo léo bằng sự chân thành, chia sẻ với mọi người về lựa chọn cũng như quyết định của mình. Hãy cố gắng bàn giao công việc một cách gọn gàng, thiện chí, đồng thời đừng quên nhờ cấp trên, đồng nghiệp chia sẻ với mình trong quãng thời gian làm việc cuối cùng ở “nơi cũ”.
Tuy vậy, cũng có lúc bạn chẳng thể tránh được những vấn đề khó chia sẻ nơi công sở, khiến cho tình cảm với đồng nghiệp hay sếp cũ có thể ảnh hưởng. Lúc này, bạn cần kiên định với lựa chọn của mình, sẵn sàng “đánh đổi” để tiếp tục tiến bước trong sự nghiệp.
Nhảy việc: Trượt xa khỏi mục tiêu sự nghiệp
Không thể phủ nhận được những lợi ích của nhảy việc, nhưng nếu bạn nhảy việc quá nhiều, có thể khiến bị bị trượt xa khỏi những mục tiêu sự nghiệp mà bạn nhắm đến. Khi đó, thực sự đáng tiếc nếu bạn bỏ qua để đơn giản chỉ chạy theo công ty khác vì mức lương/ chính sách đãi ngô khách hàng.
Trong ngành IT, tiền bạc, lương thưởng đôi khi còn không quan trọng bằng cơ hội được đào tạo, học hỏi và theo đuổi đến cùng mục tiêu sự nghiệp của mình. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi nhảy việc sao cho không bị chệch ra khỏi quỹ đạo mà bạn đang duy trì, mục tiêu sự nghiệp mà bạn theo đuổi.
Tóm lại, nhảy việc là một quyết định quan trọng mà bạn cần phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định. Trong đời của một người, không ai là không có ít nhất một lần nhảy việc.
Sự khéo léo, tinh ý khi lựa chọn nhảy việc như đúng thời điểm, đúng công ty sẽ là bước đi giúp bạn phát triển sự nghiệp và mở rộng quan hệ, mở rộng tiềm năng của chính mình. Cân nhắc sao cho giảm thiểu rủi ro khi nhảy việc, bạn sẽ tìm ra con đường giúp mình nhảy việc một cách thuận lợi, an toàn, ít “tổn hại” nhất.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)