Nhảy việc ở tuổi 30 và những vấn đề người trẻ cần đối mặt

Nhảy việc ở tuổi 30 và những vấn đề người trẻ cần đối mặt

Chia sẻ kiến thức 24/03/2022

Tuổi 30, con người ta không còn quá trẻ trung, nông nổi để nhảy việc, nhưng cũng chưa phải đã quá già để ngại những đổi thay. Tuổi 30, nhảy việc là một quyết định cần cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng vẫn có thể mang đến nhiều cơ hội tuyệt vời trong sự nghiệp.

Nhìn nhận những vấn đề cần đối mặt ở tuổi 30 khi lựa chọn nhảy việc sẽ giúp bạn có những quyết định kín kẽ, đúng đắn hơn, có tỉ lệ thành công nhiều hơn. Hãy cùng khám phá những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Tâm lý ngại thay đổi, lo sợ rủi ro khi nhảy việc

Nhảy việc tuổi 30, con người có tâm lý lo sợ rủi ro bởi đây không phải là độ tuổi của những sai lầm nữa. Sai lầm ở độ tuổi này có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc và bạn có thể chịu nhiều áp lực như gia đình, con cái, thời gian. Vì vậy, tâm lý lo sợ rủi ro, ngại thay đổi chính là một trong những rào cản tạo áp lực cực lớn đến quyết định nhảy việc.

Đặt lên bản cân giữa sự ổn định nhưng thiếu đột phá, thiếu tiềm năng (lương, thưởng, thăng tiến); với việc chuyển đổi nơi làm việc, thậm chí chuyển đổi ngành nghề, nhiều người ở tuổi 30 có thể cảm thấy thực sự khó xử. Nếu chấp nhận gắn chặt với thực tại, bạn mãi mãi không biết mình có thể đi xa đến đâu. Còn nếu liều lĩnh như thời 20 để nhảy việc mà không có chuẩn bị kĩ lưỡng, kết cục thậm chí khó đoạn, tệ hại: Công việc đổ bể, thu nhập kém hấp dẫn, hay phải làm lại mọi thứ từ đầu.

Tâm lý lo sợ rủi ro khi nhảy việc ở tuổi 30 là hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị đầy đủ thông tin về hoàn cảnh thực tại, ngành nghề và công việc hướng đến, bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp. Hãy tìm lời khuyên từ người có hiểu biết, kinh nghiệm nếu cần để bổ trợ cho quyết định của bạn.

2. Thiếu hụt kỹ năng

Ở tuổi 30, sau một thời gian gắn bó với những công việc nhất định, có độ “dừng” nhất định trong sự nghiệp, có thể bạn sẽ bị thiếu hụt nhiều kỹ năng cần thiết trong xu hướng tuyển dụng hiện tại. Tình trạng này dễ hiểu, bởi công việc đã có độ ổn định nhất định dễ khiến người ta bằng lòng, không chịu học hỏi thêm các kiến thức và kĩ năng mới. Do đó, bạn sẽ có độ thua kém hoặc chậm chễ, kém cạnh tranh so với những lứa nhân sự mới, trẻ hơn, vừa được đào tạo đồng thời có kỹ năng.

nhảy việc
Đừng ngại học, đừng lười biếng hay ỉ lại, nếu không, đến một thời điểm bất ngờ, bạn có thể sẽ thấy mình thua thiệt rất nhiều trên con đường sự nghiệp.

Để khắc phục, bạn cần thường xuyên nhìn lại năng lực của mình, xem xét CV và đánh giá xem mình có thêm thành tựu hay kĩ năng gì để bổ xung, nâng cấp. Nếu không, bạn hãy thử tìm các khóa học phù hợp, tham gia những chương trình đào tạo giúp làm giàu tri thức, vững kĩ năng cho chính mình.

Đừng ngại học, đừng lười biếng hay ỉ lại, nếu không, đến một thời điểm bất ngờ, bạn có thể sẽ thấy mình thua thiệt rất nhiều trên con đường sự nghiệp.

3. Thiếu nhanh nhạy với các xu thế mới

Ở tuổi 30, môi trường làm việc ổn định có thể khiến bạn thiếu nhanh nhạy với các xu thế mới. Trong khi đó, muốn nhảy việc, bạn không chỉ cần chuyên môn, kinh nghiệm mà còn phải nắm bắt được những xu hướng tuyển dụng mới mẻ của thời cuộc: Trong mỗi lĩnh vực nhất định mà bạn theo đuổi, cần thường xuyên xem xét tốc độ phát triển của lĩnh vực; tìm kiếm các thông tin tuyển dụng để hiểu được yêu cầu từ các doanh nghiệp, theo dõi thời sự, tin tức để nắm bắt xu thế mới nhất.

Song song, bạn cần học tập và nâng cao kiến thức, giúp mình sớm bắt kịp các xu thế mới, không bị lạc hậu trên thị trường tuyển dụng dù ở tuổi bao nhiêu. Hiểu được nhu cầu của thị trường, biết cách nắm bắt xu thế tuyển dụng và nghề nghiệp thì bạn dễ dàng có chỗ đứng, là ứng viên tiềm năng.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!