Danh sách các câu hỏi quan trọng cần xem xét trước khi nhảy việc

Danh sách các câu hỏi quan trọng cần xem xét trước khi nhảy việc

Chia sẻ kiến thức 17/02/2022

Đừng vội vàng làm gì khi chưa nắm bắt thông tin rõ ràng và có sự chuẩn bị để giải quyết các khó khăn nếu có. Nhảy việc cũng vậy, khi đó bạn sẽ tự tin và dễ dàng nắm bắt thành công hơn trong sự nghiệp của mình!

Nhảy việc đôi khi là quyết định quan trọng ảnh hưởng tới cả cuộc sống, sự nghiệp của một người. Chính vì thế, cần lên đặt xuống khi quyết định nhảy việc là điều nên làm. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh mà bạn thật sự khó xử, và hơi thiếu tự tin một chút khi phải đưa ra lựa chọn của mình.

Bài viết dưới đây gợi ý những câu hỏi bạn nên tự đặt ra khi cân nhắc nhảy việc. Nếu như bạn trả lời được tất cả (hoặc hầu hết) những câu hỏi này, thì bạn có thể yên tâm là mình đang đưa ra quyết định nhảy việc hoàn toàn phù hợp rồi đó!

nhảy việc
Nhảy việc đôi khi là quyết định quan trọng ảnh hưởng tới cả cuộc sống, sự nghiệp của một người. Chính vì thế, cần lên đặt xuống khi quyết định nhảy việc là điều nên làm.

1.  Công việc bạn sắp chuyển tới là công việc gì?

Bạn có thực sự hiểu công việc mà mình muốn “nhảy” sang này hay không? Tìm hiểu rõ ràng về sự thay đổi, về công việc cũ và mới giúp bạn có hình dung thực tế nhất khi nhảy việc. Và nhờ vậy, bạn sẽ tránh được cảm giác chán chường nếu chẳng may công việc không được như ý. Bởi, không gì tệ hại hơn là bạn nhảy việc, và rồi vỡ mộng vì công việc không được như bạn kỳ vọng, trái với chuyên môn của bạn, hay thậm chí tẻ nhạt và chẳng có đường thăng tiến.

2. Vì sao bạn lại muốn bỏ công việc hiện tại?

Lý do thực sự, lý do mà chỉ bạn mới có thể nhận diện một cách đầy đủ, chân thành: Bạn nghỉ việc vì lương thấp, chẳng có cơ hội thăng tiếng; vì sếp “bất công”, vì sự khắt khe trong quản lý của cấp trên hay vì môi trường đồng nghiệp luôn khiến bạn thấy mỏi mệt? Hay vì bạn không được làm công việc/ chuyên môn yêu thích? Có vô số lý do để một người đôi khi cảm thấy chán công việc hiện tại, và cũng có vô số lý do “gỡ gạc” cho sự chán nản ấy. Nhưng khi tất cả mọi lý do đều không thể “cứu vãn” cho cảm giác chán ghét, thì việc nhảy việc là đúng lắm rồi!

3. Công việc mới có ổn định, có tiềm năng lâu dài để bạn gắn bó dài lâu hay không?

Bạn hãy quan tâm tới tuổi nghề, tới “thời thế” của công việc mình sắp chuyển sang. Đừng bỏ việc theo trào lưu, xu hướng, đón những cơn sốt ngành nghề và rồi bị rơi vào vòng xoáy đào thải khắc nghiệt của nghề đó nếu không muốn “bổn cũ lặp lại”: Tiếp tục chán chường, tiếp tục nhảy việc, trong khi tuổi tác và thời gian, sức trẻ của bạn không còn dồi dào như trước nữa.

4. Bạn nhảy việc sang vị trí mới có những điểm yếu nào?

Mức lương và đãi ngộ ra sao, có đủ để đảm bảo cho bạn trong điều kiện nhất định? Đừng nhảy việc chỉ vì nhìn vào “màu hồng” của một nghề nghiệp, công việc nào đó, vì tin vào những chiếc bánh vẽ mà ai đó phác họa cho bạn, nhưng lại thiếu đi góc nhìn thực tế nhất. Mọi thứ đều có hai mặt, khi bạn nhìn thấy cả mặt tốt – mặt xấu, thấy cả ưu điểm lẫn nhược điểm của công việc, bạn sẽ không bị sốc, thất vọng khi chúng xảy đến với mình. Thậm chí, bạn còn có thể chuẩn bị được kịch bản để đối phó với những tình huống xấu nhất bằng kiến thức, kĩ năng của bản thân. Bởi vậy, hãy ghi nhớ việc tìm hiểu thật kỹ về công việc, mọi góc cạnh, tình huống để chủ động ứng biến, nhất là khi bạn sẽ là một “lính mới tò te” khi nhảy việc.

Hi vọng rằng, những câu hỏi trên đây đã phần nào giúp bạn có cái nhìn đầy đủ, chân thực về quyết định nhảy việc của mình. Đừng vội vàng làm gì khi chưa nắm bắt thông tin rõ ràng và có sự chuẩn bị để giải quyết các khó khăn nếu có. Nhảy việc cũng vậy, khi đó bạn sẽ tự tin và dễ dàng nắm bắt thành công hơn trong sự nghiệp của mình!

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!