Bạn đã biết những gì về đạo đức nghề nghiệp của lập trình viên?
Mong rằng các lập trình viên luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp để có những cống hiến tuyệt vời cho toàn xã hội, dù họ làm việc ở bất kỳ đâu.
- Công bố chủ nhân giải thưởng xCode - Lập trình thuật toán 2023
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- Hành trình từ học viên FUNiX trở thành trưởng nhóm tại FPT Software
- Lập trình viên xuất phát điểm muộn nên rèn tư duy và kỹ năng như thế nào?
Table of Contents
Khi nhắc đến lập trình viên, mọi người thường đánh giá khá tốt và có thiện cảm. Đa phần các bạn lập trình viên rất thông minh, tư duy logic. Là dân kỹ thuật nên dường như các bạn khá hiền lành, thuần tính. Môi trường làm việc IT làm việc nhiều với máy tính, nên ít “va chạm”… Vậy nhưng, nghề lập trình viên cũng có những quy chuẩn về “Đạo đức nghề nghiệp” mà dân ngoại đạo có thể không biết, nhưng người trong nghề nhất định cần nắm vững.
1. Ngành nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp
Không bất ngờ nếu nghề lập trình cũng cần nhấn mạnh về “Đạo đức nghề nghiệp”. Thực tế là trong xã hội, dù bạn làm gì, ở đâu thì cũng cần tuân theo những quy định, quy chuẩn về đạo đức. Đó là cách cư xử phù hợp, là lối hành xử cần phải có với mỗi bổn phận, vị trí trong công việc và xã hội, thậm chí có cả những “luật” phải tuân thủ, được quy định bằng các quy định pháp luật. Nếu phạm phải, người làm nghề thậm chí có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài các yếu tố được quy định bởi các tổ chức thì mọi ngành nghề đều có quy tắc về đạo đức nghề nghiệp mà không phụ thuộc vào việc họ làm trong doanh nghiệp nào. Và nghề lập trình cũng không ngoại lệ bởi sự ảnh hưởng của các hệ thống phần mềm đối với cuộc sống hiện nay là vô cùng lớn. Đạo đức nghề nghiệp giúp các lập trình viên có cơ sở để soi chiếu, tuân thủ và nỗ lực cho mỗi sản phẩm mà họ làm ra hàng ngày, giúp họ phục vụ xã hội một cách tốt đẹp hơn.
>>> Đọc ngay: Lợi thế của U40 chuyển nghề IT so với các lập trình viên trẻ tuổi
2. Thế giới lập trình – đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng lên xã hội
Sự phát triển của công nghệ 4.0, ứng dụng mạnh mẽ của CNTT hiện nay đã và đang chi phối mọi mặt của đời sống.
Bạn đã bao giờ gặp phải những vấn đề rắc rối như:
- Bạn không thể giao dịch với ngân hàng khi hệ thống bị lỗi
- Chờ đợi rất lâu, thậm chí bị delay tại sân bay khi làm thủ tục do lỗi hệ thống
- Không thể nộp các khoản phí khi máy bị treo
- Không thể vận hành công việc nếu một phần mềm có vấn đề
Chưa nói đến những hệ thống quản lý tài chính, chứng khoán, quân sự, giao thông…nếu bị trì hoãn thì hậu quả thật sự khó lường. Tất cả những điều đó đều có liên quan ít nhiều tới hệ thống CNTT đằng sau nó: chính các bạn lập trình viên là người tạo ra chúng. Để xảy đến những hậu quả, sự cố không mong muốn, nhiều tình huống là do những lỗi phần mềm.
>>> Đọc ngay: Học lập trình online có ưu điểm vượt trội gì?
3. Những thiệt hại to lớn mà lỗi hệ thống mang lại
Một phần mềm chẩn đoán hay phẫu thuật xảy ra sai số quá lớn dẫn đến việc thăm khám và điều trị của bác sĩ bị sai sót, nghiêm trọng hơn có thể khiến bệnh nhân mất tính mạng.
Lỗi hệ thống trong ngân hàng có thể làm mất toàn bộ số tiền của bạn.
Những phần mềm lái xe tự động, nếu gặp vấn đề sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Một mã độc cố tình chen vào phần mềm có thể đánh cắp mọi dữ liệu, ảnh hưởng tới cả triệu người khắp thế giới…
Có thể thấy, khi công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi đạo đức của nghề lập trình viên càng phải được nâng cao và cần phổ biến rộng rãi hơn nữa để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của ngành nghề đặc biệt này, từ đó tuân thủ theo một vài quy tắc đạo đức cơ bản đối với dân lập trình.
Dưới đây là một số điều cơ bản trong đạo đức của một lập trình viên:
- Không bao giờ tạo ra và sử dụng phần mềm độc hại
- Không dùng mã nguồn có bản quyền mà chưa được cho phép
- Luôn cung cấp những sản phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng
- Trung thực về kinh nghiệm và kỹ năng lập trình của bản thân
- Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra
- Trung thực trong đánh giá sản phẩm, không tư lợi cá nhân
- Công nhận năng lực của người khác
- Giữ bí mật thông tin trong quá trình hoàn thành dự án
- Giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài trong quá trình làm việc
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp
- Phát triển sản phẩm theo hướng có chi phí hợp lý nhất
- Không ngừng nâng cao kiến thức, cải thiện trình độ bản thân
- Không cố tình phá vỡ mã của lập trình viên khác nhằm hạ uy tín của đối phương
- Không che giấu khó khăn trong việc hoàn thành dự án, dù ở bất kỳ giai đoạn nào
- Không ăn cắp phần mềm, đặc biệt là các công cụ dùng để phát triển
Nếu bạn đã và đang có ý định theo nghề lập trình, thì những quy định trên đây hoàn toàn xứng đáng để bạn tham khảo, cân nhắc và thậm chí coi như là những quy tắc trong cuộc sống, công việc. Mong rằng các lập trình viên luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp để có những cống hiến tuyệt vời cho toàn xã hội, dù họ làm việc ở bất kỳ đâu.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:
5 kinh nghiệm chinh phục các học bổng khóa học lập trình
Top các bí quyết giúp bạn nhanh thành công với nghề lập trình
Mách bạn lập trình game cần học những gì 2023
Tất tần tật những điều cần biết về khóa đào tạo lập trình viên tại Nhật Bản của FUNiX
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)