Bí quyết xây dựng đức tính tự học từ môi trường gia đình

Bí quyết xây dựng đức tính tự học từ môi trường gia đình

Chia sẻ kiến thức 12/06/2022

Bí quyết xây dựng đức tính tự học từ môi trường gia đình giúp các bậc cha mẹ luyện cho con đức tính tốt từ nhỏ, để hành trình học tập của con thuận lợi hơn.

Bài viết sau đây gợi ý những bí quyết xây dựng đức tính tự học từ môi trường gia đình, hi vọng có thể giúp ích cho nhiều bậc làm chà mẹ.

Bí quyết xây dựng đức tính tự học
Với sự tương tác đa giác quan với trò chơi công nghệ, trẻ sẽ có quá trình học đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bí quyết xây dựng đức tính từ học từ môi trường gia đình: Giúp con hiểu được vai trò của tính tự học

Cha mẹ cần phải nói cho trẻ hiểu rõ học tập là việc của các con, con còn nhỏ phải đến trường đến lớp và chăm chỉ học tập để thu hoạch kiến thức, rèn luyện tu dưỡng bản thân để sau này trở thành người tốt, có kiến thức.  Điều này sẽ giúp cho con khả năng đảm bảo cuộc sống của bản thân cũng như có ích cho xã hội.

Cũng cần giải thích cho trẻ, kiến thức thu được trong quá trình  học tập sẽ cùng con đi suốt cuộc đời, giúp cho con có thể nắm bắt cơ hội tốt hơn. Mặt khác, kiến thức giúp cho con người chúng ta có thể nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày được nhanh hơn và rõ hơn, giúp ta điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp hơn .

Có thể kể cho trẻ nghe về truyền thống hiếu học của gia đình, của quê hương, có thể kể cho trẻ nghe về những tấm gương hiếu học trong lịch sử. Nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu ta lấy ngay những con người, những sự việc cụ thể quanh ta làm bài học trực quan, giúp cho các con dần có được động cơ đúng, động lực đủ để hăng say học tập.

Khơi gợi động lực học cho con

Ngoài giờ đến trường, thầy cô và nhà trường dạy dỗ thì vai trò của gia đình cũng rất quan trọng trong toàn bộ quá trình học tập của các con. Cha mẹ nên thường xuyên duy trì việc kiểm tra, đôn đốc con học bài làm bài tự học ở nhà. Một sự động viên khích lệ kịp thời khi con có một tiến bộ sẽ giúp con trẻ thêm hưng phấn . Ở chiều ngược lại, khi con có kết quả chưa tốt,  cha mẹ cần có sự an ủi, động viên con cố gắng sẽ giúp con có cảm giác được quan tâm chia sẻ. Từ đó, con sẽ thấy cha mẹ là người đồng hành trong suốt quá trình học tập của mình.

Cha mẹ là người gần gũi con nhất, tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng được con coi như một người bạn. Chúng ta nên tạo một thói quen nói chuyện với trẻ một cách cởi mở, khơi gợi để trẻ có thể bày tỏ, phát biểu quan điểm của con. Chỉ khi lắng nghe ta mới hiểu được vấn đề khó khăn mà con gặp phải. Khi cùng con giải quyết vấn đề, hãy gợi mở để con đi đúng hướng, để con thấy chính mình vượt qua khó khăn, từ đó giúp trẻ xây dựng và duy trì động lực học, thêm tự tin hơn.

Để xây dựng và duy trì động lực học tập tốt cho trẻ cần có sự kết hợp giữa gia đình và thầy cô. Sẽ rất sai lầm nếu ta coi như “khoán trắng” việc giáo dục cho nhà trường, cha mẹ chỉ lo mỗi năm học đóng tiền học đầy đủ, đúng hạn. Việc giao tiếp với thầy cô sẽ giúp cha mẹ kịp thời nắm được kết quả học tập, sự tiến bộ hay sa sút của các con để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Cha mẹ không nên làm gì để giúp con xây dựng đức tính từ học từ môi trường

Cần có sự kết hợp giữa mọi thành viên trong gia đình đối với cả quá trình học tập của con trẻ cũng như xây dựng và duy trì động lực học cho trẻ. Để chỉ vợ hoặc chồng chăm lo việc giáo dục con là sai lầm.

Cha mẹ không thống nhất được với nhau về một vấn đề nào đó trong việc học tập của con, thậm chí còn tranh cãi nhau trước mặt con cái… sẽ làm cho trẻ rất hoang mang dao động trong việc học.

Bên cạnh đó, khi con có một kết quả nào đó không được như ý, nhiều bậc cha mẹ lập tức đem con ra so sánh với một bạn có thành tích tốt hơn, kèm theo một chỉ trích dành cho con. Nếu điều này diễn ra thường xuyên sẽ gây cho trẻ một tâm lý tự ti, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như toàn bộ quá trình học tập của trẻ.

Phụ huynh cũng cần tránh việc dùng tiền hoặc một lợi ích vật chất nào đó làm phần thưởng cho các con để xây dựng và duy trì động lực học. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập của con trẻ. 

Việc xây dựng và duy trì động lực học cho trẻ vô cùng quan trọng. Cha mẹ với phương pháp giáo dục đúng sẽ giúp cho con bạn có một động cơ học tập đúng, một động lực to lớn trong suốt quá trình học tập và tu dưỡng sau này. 

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại