Bloger Phạm Huy Hoàng: Con đường CNTT dễ dàng hơn khi có mentor truyền động lực
- Công bố chủ nhân giải thưởng xCode - Lập trình thuật toán 2023
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- Hành trình từ học viên FUNiX trở thành trưởng nhóm tại FPT Software
- Lập trình viên xuất phát điểm muộn nên rèn tư duy và kỹ năng như thế nào?
Quỳnh Anh
Chủ nhân blog Tôi đi code dạo cho rằng, giai đoạn mới vào nghề là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định với những ai đi theo lĩnh vực Công nghệ thông tin. Anh chia sẻ, việc tiếp cận với con đường CNTT của mỗi người cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều, nếu có được những mentor – chuyên gia tốt chỉ dẫn, truyền động lực học tập.
Trước sự kiện Livestream chủ đề Con đường tự học lập trình cùng FUNiX ngày 6/9 tới đây, anh Phạm Huy Hoàng, lập trình viên – chủ nhân blog Tôi đi code dạo, khách mời của chương trình đã có cuộc trò chuyện xoay quanh công việc, học tập và cuộc sống của mình hiện nay. Anh Hoàng cũng chia sẻ một số lời khuyên về việc học – hỏi – tự học dành cho sinh viên công nghệ thông tin và những người mới vào nghề.
PV: Đây là lần thứ hai tham gia giao lưu trực tuyến với FUNiX, cảm xúc của anh như thế nào? Anh có mong muốn gì khi tham gia chương trình lần này?
Mình thấy vui và cũng hơi hơi hồi hộp một chút. Lần trước mình tham gia giao lưu trực tuyến trên forum của FUNiX, còn lần này là livestream trực tiếp với khán giả kia mà (Cười). Bản thân mình chỉ có mong muốn được giao lưu, chia sẻ chút kiến thức và kinh nghiệm của mình với bạn đọc quan tâm tới công nghệ. Hi vọng những chia sẻ ấy ít nhiều giúp ích được cho các bạn.
PV: Sự kiện livestream hỏi đáp lần này nằm trong chương trình Mentor 4 All của FUNiX, tạo điều kiện cho bất cứ ai quan tâm đến CNTT có cơ hội học qua hỏi – đáp với những chuyên gia của FUNiX. Bản thân anh, anh đánh giá như thế nào về hình thức học với chuyên gia, học qua những câu hỏi, tình huống thực tế như thế này?
Mình nghĩ rằng hình thức học qua hỏi đáp, học với các chuyên gia như thế này khá hay. Thuở còn đi học, mình đôi khi cũng có những câu hỏi, thắc mắc về kỹ thuật, về kinh nghiệm trong ngành, lúc đó mình cũng rất muốn có người giúp giải đáp những thắc mắc của mình. Theo mình, nếu có những mentor tốt, không chỉ là người trả lời câu hỏi, mà còn là người thầy, người anh, người truyền động lực học tập thì con đường tiếp cận ngành CNTT của các bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
PV: Trong quá trình tự học lập trình của mình, anh có thường xuyên phải “hỏi”, và mức độ kiến thức, bài học anh học được từ những lần “hỏi” ấy như thế nào?
Anh Phạm Huy Hoàng: Bản thân mình khi tự học thì thường rất ít hỏi, mà trước khi hỏi mình thường hay tự Google tìm hiểu trước. Đa phần khi mới học, những câu hỏi mình có đều đã được hỏi nhiều, câu trả lời đã có trong sách hoặc trên mạng cả rồi. Việc cứ có khó khăn là hỏi sẽ khiến ta dễ mang tâm lý ỉ lại, ko tốt cho việc tự học. Tuy vậy, khi đi làm thì mình lại hỏi rất nhiều, hỏi từ đồng nghiệp cho tới cấp trên. Lý do là vì những người đi trước, làm trước họ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về hệ thống, về văn hoá và qui trình của công ty. Những thứ này thường ít có trong sách vở hoặc tài liệu nên phải hỏi rồi. Ngoài ra, khi có dịp tiếp xúc với những người tầm quản lý hoặc architect, technical lead, mình cũng hỏi rất nhiều về con đường họ đã đi để có vị trí hiện tại, những kinh nghiệm và trải nghiệm của họ… Qua đó, mình có thể ít nhiều học hỏi và tự đưa ra những định hướng, lối đi cho mình.
PV: Có gì khác nhau trong việc học CNTT ở Việt Nam mà cụ thể là ở FPT và ở Anh – nơi anh theo học Thạc sỹ Computer Siecnce, thưa anh?
Anh Phạm Huy Hoàng: Do mình học bằng Master nên kiến thức có phần nặng về lý thuyết và nghiên cứu hơn, không mang tính thực tiễn nhiều như hồi học ở Đại học FPT. Tất nhiên mỗi hướng đều có cái hay riêng. Về môi trường học tập thì mình thấy cũng tương tự như ở Việt Nam, giáo viên giảng giảng và học sinh đưa ra các vấn đề, câu hỏi. Bản thân mình thấy sinh viên châu Á (Trung, Hàn, Việt) có vẻ ít hỏi hơn dân châu Âu. Sinh viên Âu có thắc mắc thường phát biểu ngay, hoặc đợi tới cuối buổi để thảo luận với giảng viên. Nhưng khi làm test, viết luận, điểm sinh viên châu Á lại thường cao hơn. Mình thấy cũng lạ, chắc do dân mình siêng năng hơn chăng? (Cười)
PV: Là một cựu sinh viên CNTT, anh có từng trải qua những giai đoạn khó khăn trong việc học tập và anh đã làm thế nào để vượt qua những khó khăn này?
Anh Phạm Huy Hoàng: Thời sinh viên, mỗi khi gặp khó khăn, mình thường chia sẻ với bạn bè hoặc các đàn anh khóa trên. Họ đều rất nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ mình. Đến bây giờ, mỗi lần có gì khó khăn, mình thường lên Quora, hỏi bạn bè hoặc những người giàu kinh nghiệm hơn.
Theo mình, giai đoạn bắt đầu vào nghề là một trong những giai đoạn quan trọng nhất với những ai muốn theo ngành Công nghệ thông tin. Nếu có người chỉ đường, giúp bạn xác định được hướng đi, thì bạn có thể tiến nhanh và xa trên con đường sự nghiệp của mình.
Với mình, mình may mắn có được 2 người – người thầy và người anh trong nghề mà mình coi như những “mentor” quan trọng. Đó là thầy Kiều Trọng Khánh – giảng viên của mình tại Đại học FPT. Thầy không chỉ truyền dạy kiến thức chuyên môn, kĩ thuật cho mình, mà còn truyền cho mình niềm đam mê, hứng thú với lập trình.
Còn anh Nguyễn Cảnh Hưng – leader cũ của mình tại ASWIG (công ty nơi mình làm việc sau khi tốt nghiệp đại học ở Việt Nam) là người mình học hỏi được rất nhiều trong quá trình làm việc chung và quan sát cách anh Hưng làm việc.
Mình luôn biết ơn và trân trọng những điều tuyệt vời mà hai “mentor” đặc biệt này đã đem đến cho mình!
PV: Anh có thể chia sẻ thêm về cuộc sống, công việc và học tập của mình hiện tại?
Anh Phạm Huy Hoàng: Hiện tại mình đã hoàn thành xong chương trình học Master, nhưng phải tới tháng 12 tới đây mới có kết quả khóa luận tốt nghiệp và chính thức ra trường. Trong lúc chờ đợi, thì mình tranh thủ “cứ đi làm trước”. Cụ thể, mình đang làm Senior Front – end Engineer cho startup Algomerchant ở Singapore. Công việc mới bắt đầu nên cũng khá là bận rộn. Sau khi mọi thứ ổn định, sắp xếp được thời gian, mình dự định sẽ ra mắt một số ebook hoặc khoá học nho nhỏ cho những bạn là sinh viên IT, người mới vào nghề muốn bắt đầu tìm hiểu về ngành lập trình. Gần đây mình có vừa ra mắt cuốn”Nhập môn lập trình không code” tại địa chỉ hoclaptrinh.toidicodedao.com.
Cảm ơn anh và chúc anh thành công với những dự định sắp tới của mình!
Vào ngày 6/9 tới đây, FUNiX sẽ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: Lập trình viên trên con đường tự học. Diễn giả chương trình là anh Phạm Huy Hoàng – một lập trình viên với 6 năm kinh nghiệm, chủ nhân blog “Tôi đi code dạo”.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình Mentor 4 All – học với chuyên gia qua hỏi đáp của FUNiX. Buổi giao lưu sẽ được livestream trên group Cộng đồng cùng học lập trình kiểu FUNiX vào 21h – 22h ngày 6/9/2017.
Đăng ký chương trình tại đây.
Bình luận (0
)