Cách để tạo trang HTML tương thích với mọi trình duyệt? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Cách để tạo trang HTML tương thích với mọi trình duyệt?

Chia sẻ kiến thức 04/12/2021

Việc làm cho trang web của bạn tương thích với tất cả các trình duyệt là một công việc khó khăn và có thể mất thời gian nghiên cứu và sự kiên trì. Trong bài viết này, FUNiX bật mí đến bạn một số cách phổ biến nhất để làm cho một trang HTML tương thích với tất cả các trình duyệt và mang lại trải nghiệm người dùng liền mạch.

HTML được xem là trung tâm của tất cả các trang web. Với các nhà lập trình viên, lập trình HTML sao cho cẩn thận và không để xảy ra các lỗi sai chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng trang web của bạn có thể đi vào sử dụng, đáp ứng được tất cả yêu cầu của người dùng và mang lại những feedback tích cực. Việc làm cho trang web của bạn tương thích với tất cả các trình duyệt là một công việc khó khăn và có thể mất thời gian nghiên cứu và sự kiên trì. Một trang web thành công phải có sự tương hợp với bất kể trình duyệt hay hệ điều hành nào. Trong bài viết này, FUNiX bật mí đến bạn một số cách phổ biến nhất để làm cho một trang HTML tương thích với tất cả các trình duyệt và mang lại trải nghiệm người dùng liền mạch.

HTML
Cách để tạo trang HTML tương thích với mọi trình duyệt? (Nguồn: Internet)

Khai báo Doctype hợp lệ

DTD (Document type declaration) là loại khai báo kiểu tài liệu, có liên quan mật thiết đến tài liệu XML (trang web) hay SGML. Thẻ Doctype là bắt buộc khi document xử lí qua validating environment và nó thường được hiển thị bằng một chuỗi đánh dấu. Nhiệm vụ của Doctype sẽ xác định bố cục của các trang dạng tài liệu html/text theo cách thức nào như “strict mode” hay “quirks mode”.

Với các phiên bản Explorer 6 hoặc hơn như Safari, Firefox, hoặc các trình duyệt phổ biến khác bạn có thể tạo dựng chế độ tài liệu “Strict mode” – chế độ yêu cầu lập trình viên cần kiểm tra code chặt chẽ để tránh xuất hiện lỗi sai. Nếu không các phiên bản đó tiếp tục chạy ở dạng Quirks Mode và bắt chước hoạt động của các trình duyệt cũ. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng Doctype để đảm bảo tính tương thích của trình duyệt HTML.

Xác thực code

Trước khi đưa trang web áp dụng chính thức trên internet, hãy đảm bảo kiểm tra code CSS và HTML một cách chắc chắn bằng validators (trình xác thực). Sau khi bạn kiểm tra code, nó có thể không hoạt động trên tất cả các trình duyệt như mong muốn của bạn. Nếu bạn không sử dụng trình xác thực để kiểm tra code của mình, khả năng cao rằng các lỗi sai sẽ xuất hiện trong quá trình sử dụng mà có thể dễ dàng sửa chữa. Validators đảm bảo rằng mã HTML và CSS của bạn không có lỗi và chạy một cách suôn sẻ với tất cả các nền tảng duyệt web. Cũng có một số plugin firefox có thể tự động hóa quá trình này trong khi bạn đang duyệt HTML document của mình.

Kiểm tra code

Việc kiểm tra các trang HTML trên nhiều trình duyệt trước là rất quan trọng để đảm bảo rằng code HTML hoạt động tốt trên tất cả các nền tảng. Bạn có thể kiểm tra code HTML của mình bằng các công cụ dành cho IE developer và Firebug, một tiện ích mở rộng của Firefox để thiết lập layout. Ngoài ra, để dễ dàng cho quá trình kiểm tra, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra trình duyệt chéo trực tuyến như Lambda Test. LambdaTest là một công cụ trực tuyến giúp người dùng kiểm tra bất kỳ trang web nào trên nhiều tổ hợp trình duyệt và máy tính để bàn một cách dễ dàng. Không chỉ HTML, mà bạn cũng có thể kiểm tra bất kỳ đoạn mã nào và kiểm tra các ứng dụng web của mình bằng Lambda Test.

Lập trình trên Firefox

HTML
Lập trình trên Firefox (Nguồn: Internet)

Firefox là một trong những trình duyệt thân thiện với developer nhất. Việc kiểm tra và lập trình code của bạn trên Firefox, sau đó điều chỉnh nó cho các trình duyệt phổ biến khác như IE, Safari và Opera sau này là một cách tiếp cận rất tốt vì dễ dàng kiểm tra code của bạn trên một trình duyệt hơn là kiểm tra trên 5-6 trình duyệt riêng lẻ. Firefox hỗ trợ người dùng rất nhiều vì code được thử nghiệm trên Firefox trông khá giống nhau trên tất cả các trình duyệt khác. Với một loạt các tiện ích bổ sung mà Firefox cung cấp, việc kiểm tra trên nhiều trình duyệt trở nên dễ dàng hơn hết.

Không nên làm việc với các trình duyệt có chế độ “Quirks”

Nhiều trình duyệt  có chứa chế độ “Quirks” tạo ra một phiên bản trình duyệt cũ hơn. Chế độ Quirks rất hữu ích khi có thể hỗ trợ viết code cho phiên bản cũ hơn của trình duyệt, nhưng nó không phải là cách tốt nhất để đảm bảo tính tương thích của trang HTML trong trường hiện đại. Nó có thể làm rối nội dung của bạn khi lập trình  trang được tiêu chuẩn hóa vì chế độ Quirks sẽ hiển thị theo cách không tiêu chuẩn.

Cấu trúc đơn giản

Ngôn ngữ đánh dấu (Markup) của HTML và CSS của bạn phải càng đơn giản càng tốt. Việc thêm độ phức tạp không cần thiết vào code có thể làm phát sinh errors và bugs. Trong trường hợp bạn muốn tạo menu, hãy sử dụng các thẻ đơn giản là <ul> và <li> thay vì chọn table. Loại bỏ các errors hoặc bugs bằng cách tránh các định dạng vô ích và các hộp phụ bổ sung. Sử dụng các yếu tố có liên quan tốt nhất cho mục đích của mình và không làm phức tạp code. 

Tận dụng tối đa CSS Reset Registers

Nhiều trình duyệt phổ biến sử dụng các giá trị mặc định khác nhau cho các phần tử như line padding và height across, điều này có thể trở thành vấn đề đau đầu trong khi tối ưu hóa code trên các trình duyệt khác nhau. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đặt lại các giá trị ở đầu code CSS của bạn. Bạn có thể yên tâm rằng khi bạn đã thêm các giá trị đặt lại này vào cascading style (hoặc vào distinct file), nó sẽ hoạt động từ cùng một điểm cho tất cả các trình duyệt.

Sử dụng Conditional Comments

Đôi khi, không thể áp dụng đoạn code của bạn hoạt động trong IE cho dù bạn có cố gắng đến đâu nếu không sử dụng một số Javascript and CSS tweaks. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện công việc này bằng cách sử dụng đánh dấu độc quyền của IE, sử dụng các Conditional Comments, bạn có thể phân phối Javascript, CSS và HTML chỉ cho người khám phá internet bạn có thể dễ dàng tìm hiểu các vấn đề như vậy. Điều này không chỉ đảm bảo rằng code của bạn hoạt động tốt với IE mà còn đảm bảo rằng không gì có thể can thiệp vào nội dung cốt lõi của code.

Thêm phương án dự phòng

Hầu hết các công cụ trình duyệt đều hỗ trợ flash và javascript, nhưng chưa có xác nhận  để sử dụng các lựa chọn thay thế của các functions như vậy. Những code như vậy sử dụng flash hoặc javascript không phải lúc nào cũng hoạt động như dự định, đôi khi chúng có thể bị lỗi khiến người dùng không biết phải xử lý thế nào. Ví dụ: trình duyệt Safari trên iOS không hỗ trợ flash và do đó các menu điều hướng flash trở nên vô nghĩa. 

Kết luận

Trên đây là một số cách tốt nhất để làm cho một trang HTML tương thích với tất cả các trình duyệt. Không có cách kỳ diệu hay lộ trình cố định nào theo sau mà bạn có thể thiết kế các trang tương thích tuyệt đối với tất cả các trình duyệt nhưng những đề xuất ở trên đã được các chuyên gia thử nghiệm và kiểm tra để tối ưu hóa các trang HTML của bạn. Sử dụng những phương pháp, bạn chắc chắn sẽ có thể tạo một trang web trực quan và biểu cảm, tạo trải nghiệm duyệt web liền mạch và dễ dàng cho tất cả người dùng. Mục tiêu của khả năng tương thích trình duyệt HTML là mang lại nội dung có thể xem dễ dàng trên tất cả các nền tảng trình duyệt.

Bài gốc: https://www.blogvwant.com/make-an-html-page-compatible-with-browsers/#1_Define_A_Valid_Doctype

Nguyễn Khánh Huyền (theo Blogvwant)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!