Cặp anh em tuổi teen kiếm được 160.000 đô la trong 7 tháng đào coin điện tử
Từ tháng 4/2021, Ishaan Thakur, 14 tuổi và em gái Aanya, 9 tuổi (Texas, Mỹ) đã kiếm được gần 160.000 đô la từ việc đào tiền điện tử.
- Những dự đoán hàng đầu về tiền điện tử cần chú ý vào năm 2023
- Ưu và nhược điểm của tiền ảo điện tử chi tiết nhất
- Các loại trao đổi tiền điện tử? Các đồng tiền Metaverse hàng đầu hiện nay
- Công nghệ Chuỗi khối Bitcoin? Cách khai thác Bitcoin
- Rủi ro khi đầu tư vào Bitcoin? Bitcoin có phải là một khoản đầu tư tốt không?
Trong ngày khai thác đầu tiên, hai anh em chỉ kiếm được 3 đô la . Nhưng trong bảy tháng qua, hoạt động đào coin của hai em đã phát triển đáng kể. Chỉ riêng trong tháng 10, Ishaan và Aanya đã kiếm được 64.000 đô la. Nó trở thành một ngành kinh doanh béo bở, mà họ gọi là Flifer Technologies.
Ishaan chia sẻ cùng CNBC Make It: “Bọn em đã cấu hình máy tính của mình để liên tục quét tìm đồng tiền nào sinh lời nhất và tự động chuyển sang đồng tiền đó. “ Ether là đồng tiền chính mà chúng em khai thác, bitcoin và ravencoin đứng thứ hai và thứ ba”.
Bitcoin là tiền điện tử có giá trị thị trường lớn nhất. Ether là đồng tiền lớn thứ hai và có nguồn gốc từ chuỗi khối Ethereum. Và ravencoin là một altcoin nằm trong top 100 .
Cặp anh em sống tại Frisco, Texas này có thể xử lý từ 15 đến 16 tỷ thuật toán ether mỗi giây, Ishaan cho biết.
Cậu bé cũng chia sẻ: “Mặc dù bây giờ đang kiếm được rất nhiều tiền, nhưng bọn em vẫn cảm thấy tự hào như khi chỉ kiếm được 3 đô la mỗi ngày… Phần em yêu thích nhất không phải là tiền mà là được học về một công nghệ mới.”
Ishaan và Aanya hy vọng sẽ tiếp tục tái đầu tư vào công việc kinh doanh của mình, nhưng cũng đồng thời tiết kiệm tiền cho việc học đại học.
‘Đây chỉ là bước khởi đầu’
Ishaan và Aanya lần đầu tiên học cách đào coin bằng cách xem video trên YouTube và tìm kiếm trên internet. Nhưng quá trình đào không hề dễ dàng.
Các giàn khai thác phải cạnh tranh để giải các câu đố phức tạp nhằm xác thực các giao dịch tiền điện tử. Điều này không chỉ khó mà còn có thể rất tốn kém, vì đòi hỏi rất nhiều năng lượng và công suất máy tính.
Hai anh em có gần 200 bộ vi xử lý, mà cha của các em, ông Manish Raj, một cựu giám đốc ngân hàng đầu tư, đã vay tiền để tài trợ cho các em. Ông từ chối tiết lộ chính xác về khoản vay, nhưng tình trạng thiếu chip máy tính trên toàn thế giới khiến việc tìm kiếm thiết bị trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.
Ishaan và Aanya có khoảng 100 chiếc Nvidia RTX 3090, 50 chiếc Nvidia RTX 3070Ti, một số bộ xử lý Nvidia 30-series và 24 máy khai thác bitcoin chuyên dụng. Ví dụ, card đồ họa Nvidia RTX 3090 với giá khoảng 2.500 USD đến 3.000 USD mỗi chiếc.
Ishaan nói: “Bọn em đã đặt hàng thêm một số thẻ nữa, nên sẽ có hơn 200 bộ xử lý vào cuối tháng này.”
Ishaan chính là người lắp đặt phần lớn máy tính của hai anh em, tất cả đều chạy cùng một lúc. Em cho biết: “Vì tất cả chúng đều xử lý đồng thời cùng một công việc, máy tính tự chế của em có thể xử lý nhiều giao dịch đồ họa mỗi giây hơn máy của NASA. “Nhiều người bạn của em thích chơi game trên máy tính. Em thì lại thích lắp máy tính cho vui.”.
Hai anh em bắt đầu hoạt động đào coin bắt đầu từ gara trong nhà, nhưng sau đó đã chuyển đến một trung tâm dữ liệu ở Dallas, Texas. Mỗi tháng các em phải chi hơn 5.000 đô la cho hóa đơn điện và khoảng 4.000 đô la cho các kỹ thuật viên giám sát các giàn khai thác.
“Vào năm học mới, bọn em không còn thời gian để theo dõi máy tính của mình trong gara nữa nên đã chuyển hết chúng sang một trung tâm dữ liệu và thuê kỹ thuật viên để giám sát”, Aanya kể.
“Bọn em chỉ đào coin khi có thời gian rảnh”, Ishaan bổ sung.
Cha mẹ, giáo viên và bạn bè của Ishaan và Aanya rất ấn tượng với công việc đào coin của các em.
“Tất cả bạn bè của em đều đọc về công việc kinh doanh của chúng em trên internet,” Aanya nói. “Bạn bè và giáo viên của em không thể tin được! Thầy hiệu trưởng thậm chí còn viết tên em trong bản tin của trường. Em thực sự rất tự hào.”
“Mục tiêu ban đầu của chúng em chỉ là tiết kiệm cho việc học đại học, nhưng giờ chúng em nghĩ mình có thể làm được nhiều hơn thế,” cô bé nói thêm.
Hai anh em có kế hoạch ra mắt tiền điện tử của riêng họ vào cuối năm nay với tên gọi Flifercoin. Các em có sự giúp đỡ từ một số lập trình viên và một luật sư trong quá trình này.
“Bọn em nghĩ rằng có rất nhiều cơ hội liên quan đến tiền điện tử và hy vọng sẽ là những người tiên phong trong lĩnh vực này,” Ishaan nói. “Nhưng em mới 14 tuổi, vì vậy việc học ở trường và chơi kèn saxophone của em được ưu tiên hơn cả. Nên em không thể dành nhiều thời gian cho việc kinh doanh nhiều như mong muốn ”.
Vân Nguyễn (theo CNBC)
Bình luận (0
)