3 lý do bạn nên cập nhật BIOS cho máy tính | Học CNTT cùng FUNiX

3 lý do bạn nên cập nhật BIOS cho máy tính

Chia sẻ kiến thức 29/12/2022

Việc cập nhật BIOS của PC có thể gây khó chịu, nhưng nó thực sự rất quan trọng!

Một số lệnh yêu cầu đặc quyền cấp quản trị viên để chạy đúng cách. Đây là một số cách chạy Command Prompt với tư cách quản trị viên nhanh chóng và dễ dàng trong Windows.

Những lợi ích của việc cập nhật BIOS cho PC thường bị đánh giá thấp. Rốt cuộc, quá trình cập nhật này khá đáng sợ—nếu xảy ra sự cố, máy tính của bạn có thể trở thành một cái chặn giấy. Bên cạnh đó, nó có vẻ không mang lại lợi ích rõ ràng nào cả. Điều này đẫ khiến nhiều người không tích cực cập nhật BIOS trừ khi bắt buộc phải làm.

Trên thực tế, các bản cập nhật BIOS được phát hành thường xuyên là có lý do. Dưới đây là một số lý do bạn nên gạt bỏ nỗi sợ và cuối cùng kích hoạt bản cập nhật BIOS mà bạn trì hoãn đã lâu.

 

1. Hỗ trợ phần cứng bổ sung

3 lý do bạn nên cập nhật BIOS cho máy tính

Một trong những lý do chính khiến mọi người cập nhật BIOS là nó giúp bạn có thể sử dụng phần cứng mà trước đây bạn không thể sử dụng.

Ví dụ phổ biến nhất là CPU. Mặc dù các CPU mới ra mắt một hoặc hai năm một lần, nhưng ổ cắm CPU thường tồn tại lâu hơn thế . Và mặc dù ổ cắm có thể giống nhau, nhưng bạn không thể lấy một bo mạch chủ cũ và đặt một CPU mới hơn lên đó và nó sẽ ngay lập tức hoạt động tốt. Thay vào đó, các bo mạch chủ được làm để tương thích với các chip đó bằng cách phát hành bản cập nhật BIOS cho chúng.

Nhờ các bản cập nhật BIOS, các bo mạch chủ AMD Ryzen AM4 mua vào năm 2017 đã có thể tận hưởng nhiều thế hệ CPU AMD mới, cho phép nâng cấp từ CPU Ryzen thế hệ đầu tiên lên CPU Ryzen 5000-series mạnh mẽ mà không cần thay đổi bo mạch chủ hoặc nhiều phần cứng. Intel thường chuyển đổi ổ cắm thường xuyên hơn một chút – khoảng hai năm một lần, nhưng nếu bạn có CPU Intel thế hệ thứ 12 và muốn nâng cấp PC lên thế hệ thứ 13, bạn vẫn có thể làm như vậy bằng bản cập nhật BIOS . Tất nhiên, có những tính năng mà những con chip này hỗ trợ nhưng những bo mạch chủ này không có, chẳng hạn như hỗ trợ PCI Express Gen 4, nhưng chúng sẽ hoạt động với PC của bạn, đó mới là điều bạn muốn.

 

Các bản cập nhật BIOS cũng có thể thêm hỗ trợ cho các nâng cấp phần cứng khác, ví dụ như RAM. Về cơ bản, nếu một thành phần mới hơn vừa và có thể được cài đặt trên máy tính của bạn nhưng lại không hoạt động bình thường, thì rất có thể có một bản cập nhật BIOS có thể khắc phục điều này (tất nhiên nó cũng tùy thuộc vào nhà sản xuất bo mạch chủ).

2. Cập nhật bảo mật

Tầm quan trọng của việc giữ an toàn cho PC trong thời đại ngày nay là không thể phủ nhận. Tất nhiên, hệ điều hành mà PC của bạn đang chạy, dù là Windows hay hệ điều hành nào khác, đều được cập nhật thường xuyên. 

Nhưng cũng giống như việc giữ an toàn cho hệ điều hành rất quan trọng, bạn cũng cần giữ an toàn cho những thứ nằm bên dưới. Một hệ điều hành an toàn sẽ tránh xa mọi mối đe dọa tiềm năng, nhưng nếu một thứ gì đó độc hại tìm được đường vào bo mạch chủ của bạn, nó có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng. Việc phá hoại BIOS (BIOS tampering), cũng như vi-rút khu vực khởi động (boot sector), tồn tại và chúng có thể gây ra nhiều thiệt hại cho PC.

 

Bản cập nhật bảo mật BIOS được phát hành là có lý do. Thông thường, một lỗ hổng được tìm thấy và bản cập nhật sẽ khắc phục lỗ hổng đó.Ví dụ, một bản cập nhật BIOS được phát hành cho hàng trăm laptop Lenovo, sửa một số lỗ hổng bảo mật mà kẻ tấn công có thể khai thác để đọc bộ nhớ SMM hoặc thực thi code tùy ý. 

3. Cải thiện độ ổn định

Cách tạo máy ảo macOS bằng Docker-OSX | Học CNTT cùng FUNiX

Các lỗi và các vấn đề khác thường được tìm thấy và khắc phục ở cấp độ BIOS trên bo mạch chủ. 

Các vấn đề về BIOS có thể xuất hiện dưới dạng lỗi hệ thống/ứng dụng, máy chạy chậm, thiết bị ngoại vi hoặc thành phần phần cứng không hoạt động hoặc thậm chí là màn hình xanh chết chóc (BSOD/lỗi hạt nhân (kernel) trên hệ điều hành. Nếu thiết bị của bạn gặp một vấn đề khó chịu đã tồn tại qua một số bản cập nhật; mặc dù bạn đã báo cáo vấn đề này hàng trăm lần nhưng vẫn chưa được khắc phục, bạn có thể cần kiểm tra và xem liệu đó có phải là vấn đề với BIOS và liệu có bản cập nhật nào khắc phục được sự cố đó hay không.

Bạn có nên cập nhật BIOS không?

Nếu có bản cập nhật cho BIOS của bạn và đó là điều bạn có thể làm điều đó đúng cách, thì hãy tiếp tục. Nó sẽ giúp bạn củng cố hệ thống và làm cho hệ thống hoạt động tốt hơn. Hầu hết người dùng nghĩ rằng trải nghiệm của họ không bị ảnh hưởng bởi các bản cập nhật BIOS, nhưng tại một thời điểm nào đó trong tương lai, máy bạn có thể gặp sự cố và rồi bạn cũng sẽ phải làm điều đó. Vậy tại sao không làm điều đó ngay hôm nay? 

Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng các bản cập nhật BIOS rất tốn thời gian và nếu không làm đúng cách, PC của bạn có thể bị hỏng hoàn toàn  Nếu bo mạch chủ của bạn không có tùy chọn BIOS flashback, thì sẽ không có cách nào để đưa nó trở lại từ cõi chết.

Vì vậy, khi bạn cập nhật BIOS của mình, hãy đảm bảo dành thời gian và thật cẩn thận. 

Cập nhật BIOS quan trọng hơn bạn tưởng

Hầu hết mọi người thường không động đến BIOS trong nhiều năm, nhưng thực sự thì không nên như vậy. Đừng đợi cho đến khi nó trở thành một mối phiền toái cho bạn!

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/reasons-why-you-should-update-pc-bios/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại