Career path cho dân non-IT chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ

Career path cho dân non-IT chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ

Chia sẻ kiến thức 28/06/2021

Anh Đinh Hồng Dương - mentor FUNiX có bài viết chia sẻ lời khuyên về việc xác định hướng đi sự nghiệp (career path) dành cho các bạn non-IT muốn chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ.

Anh Đinh Hồng Dương hiện là Kiến trúc sư hệ thống kiêm Tuyển trạch viên, Giảng viên nội bộ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Công nghệ khu vực Hà Nội của FPT Software đồng thời là mentor FUNiX. Hơn 10 năm công tác tại đây, anh Dương có cơ hội làm việc với các đối tác ở nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ, Australia… Đồng thời, anh còn tham gia các dự án đào tạo kỹ năng cho sinh viên làm việc, thực tập ở nước ngoài, hòa nhập vào môi trường quốc tế. Anh Dương có bài viết chia sẻ lời khuyên về việc xác định hướng đi sự nghiệp (career path) dành cho các bạn non-IT muốn chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ.

Thế giới đang trở mình với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thời đại 4.0. Một sự chuyển mình mới, cả thế giới thay đổi cách con người tương tác, làm việc sản xuất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, con người đối mặt với thất nghiệp nhiều hơn. Hàng ngàn công nhân bị thay thế bởi máy móc; hàng nghìn tổng đài viên bị thay thế bởi “chat bot”, tương lai là tài xế bị thay thế bởi xe tự hành…. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới này, ngành nào cũng có nguy cơ đối mặt với thất nghiệp, trừ một ngành, đó là IT – ngành xây dựng nên chính cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Dịch bệnh bùng phát, giãn cách xã hội, hầu hết các ngành đều đi xuống trừ IT. Dịch vụ ảo hóa, học online, tương tác qua mạng… mọc lên như nấm sau mưa. Bên cạnh đó IT cũng là một trong những ngành hiếm hoi mà hầu như 100% nhân viên không cần đến công ty mà vẫn đảm bảo được sản xuất sản phẩm.

chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ
Anh Dương chia sẻ lời khuyên về việc xác định hướng đi sự nghiệp (career path) dành cho các bạn non-IT muốn chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ.

Có nhiều bạn sinh viên, cũng như người đi làm hỏi tớ, làm thế nào để học/chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ. Nếu học/chuyển sang IT thì nên học gì. Bài này tớ viết hy vọng cho các bạn góc nhìn nhiều hơn về IT cũng như hy vọng các bạn tìm đc đường đi đúng đắn cho bản thân khi chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ.

Nghề IT hiểu đơn giản là quy trình để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm (chạy trên máy tính, thiết bị di động, thiết bị IoT…). Để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm chúng ta cần: Sale, BA (phân tích nghiệp vụ dự án), Kiến trúc sư hệ thống (biến các bài toán business thành các bài toán phần mềm); Coder (những người trực tiếp xây dựng ra sản phẩm); Kiểm thử (những người kiểm tra chất lượng sản phẩm); quản lý dự án (người đảm bảo team làm việc hợp tác vs nhau tạo ra sản phẩm); QA (những người đảm bảo dự án hoạt động theo đúng mô hình, quy trình); Logistic (những người support về thủ tục, giấy tờ, hành chính đảm bảo dự án hoạt động).

Đầu tiên trước nhất các bạn cần tiếng anh. IT là một nghề quốc tế, tài liệu là tiếng anh, khách hàng nói tiếng anh, sản phẩm viết bằng tiếng anh base… Không có tiếng anh, các bạn rất khó theo nghề IT, khó khi chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ.

Với các bạn mới bắt đầu học từ đầu, các bạn có thể học Code, Test. Coder là những người trực tiếp tạo ra sản phầm phần mềm, các bạn cần biết ngôn ngữ lập trình, cần biết tiếng anh, cần có tư duy logic tốt. Tester là những bạn kiểm thử phần mềm, đảm bảo sản phẩm phần mềm tạo ra thỏa mãn nghiệp vụ, yêu cầu của requirements.

Đối với các bạn muốn chuyển nghề, các bạn có thể chuyển dần dần, tham gia dần dần vào quy trình phát triển phần mềm. Các bạn có thể làm BA, QA, test hoặc Logistic. Với các bạn có kinh nghiệm về Tài chính, ngân hàng… các bạn có thể suy nghĩ học job BA: Job này cần các bạn có tiếng anh tốt, kĩ năng mềm tốt, tiếp xúc giao tiếp nhiều với sẽ đi nhiều. Các bạn có tính cẩn thận các bạn có thể học test, có thể bắt đầu từ Manual test trước, sau khi quen, các bạn có thể học chút code, chút sql rồi chuyển dần qua Auto test. QA là nghề để đảm bảo dự án chạy tuân thủ theo đúng quy trình, quy định đã được công ty đề ra. Những bạn có kinh nghiệm về thủ tục, hành chính văn phòng cũng có thể suy nghĩ chuyển dần qua nghề này.

Trên này góc nhìn cá nhân tớ về nghề IT, hy vọng các bạn có thêm thông tin tham khảo để chọn ra được con đường phù hợp với bản thân nhé.

Đinh Hồng Dương (Kiến trúc sư hệ thông – FPT Software, Mentor FUNiX)

Chuyên gia IT sống lại “thời thanh niên sôi nổi” khi làm mentor FUNiX

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại