Tìm hiểu chi tiết về Automation Testing | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu chi tiết về Automation Testing

Chia sẻ kiến thức 29/01/2022

Automation Testing là gì và tại sao nên sử dụng Automation Testing? Hãy cùng FUNiX tìm hiểu bài viết dưới đây!

>>  4 website tự học lập trình game cơ bản cho người mới bắt đầu

Testing là một giai đoạn thiết yếu trong quá trình phát triển phần mềm và ứng dụng. Một nhóm phát triển có thể tạo ra ứng dụng với các tính năng tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, nếu phần mềm hoạt động không chính xác, thì tất cả điều đó sẽ không có ý nghĩa gì. 

Để tránh điều đó xảy ra, các lập trình viên nên tìm hiểu về Automation Testing và áp dụng nó vào thực tế. 

Định nghĩa về Automation Testing

Automation Testing là một quy trình mà trong đó, các công cụ được sử dụng tự động để viết và chạy các trường hợp kiểm thử, bao gồm các đặc điểm như loading, stress và hiệu suất. Automation Testing được thiết kế nhằm mang lại tính hiệu quả và độ chính xác cao hơn cho ứng dụng. Nó đặc biệt phù hợp để xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại, cũng như các chức năng gây khó khăn cho người kiểm tra thủ công.

Định nghĩa về Automation Testing
Định nghĩa về Automation Testing.

Automation Testing sử dụng công cụ nào?

Automation Testing có rất nhiều công cụ phần mềm có sẵn giúp thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Chúng bao gồm:

  • HP Quick Test Professional: Công cụ này cho phép thực hiện các thử nghiệm tự động để xác định các hạn chế hoặc khoảng trống của ứng dụng.
  • IBM Rational Functional Tester: Công cụ này được tự động hóa để kiểm tra chức năng, hồi quy, GUI và data-driven testing.
  • LoadRunner: Mô phỏng một số lượng lớn người dùng để đo lường hiệu suất của hệ thống.
  • Selen: Một công cụ code nguồn mở được sử dụng để kiểm tra hồi quy, cung cấp các phương tiện phát lại và ghi âm.
  • SilkTest: Được sử dụng để kiểm tra chức năng và hồi quy, đây là công cụ kiểm tra chức năng hàng đầu cho các ứng dụng kinh doanh điện tử.
  • TestComplete: Cho phép người kiểm tra tạo các bài test tự động cho các ứng dụng Android, iOS, Microsoft Windows và Web.
Automation Testing sử dụng công cụ nào?
Automation Testing sử dụng công cụ nào?
  • Testing Anywhere: Công cụ này kiểm tra các ứng dụng, controls, GUI front-ends, đối tượng và trang web.
  • Visual Studio Test Professional: Đây là một bộ công cụ tích hợp được thiết kế cho các nhóm cũng như các nhà phát triển cá nhân.
  • WATIR: Phần mềm code nguồn mở cho phép bạn viết các bài test dễ dàng.
  • WinRunner: Đây là một công cụ kiểm tra GUI tự động cho phép người dùng ghi và phát lại các tương tác với giao diện người dùng (UI) dưới dạng tập lệnh thử nghiệm.

Ngoài ra, còn một số các công cụ Automation Testing khác, chẳng hạn như Appium, Cucumber, RSpec và Tricentis. Các lập trình viên cần tìm những công cụ phù hợp nhất với ứng dụng mà họ đang phát triển.

Tại sao nên sử dụng Automation Testing?

Automation Testing là một công cụ lý tưởng để chạy nhiều bài test đồng thời và xử lý nhiều công việc lặp đi lặp lại. Nếu bạn muốn chạy thử nghiệm nhưng không có nhiều thời gian và không thể ngồi chờ chương trình chạy xong, thì Automation Testing là lựa chọn tốt nhất của bạn. Automation Testing cũng rất hữu ích để kiểm tra các trang web đa ngôn ngữ.

Ưu điểm cụ thể của Automation Testing là gì?

Automation Testing mang lại nhiều mặt tích cực hữu ích cho quá trình thử nghiệm ứng dụng. Cụ thể:

Load Testing

Khi thử nghiệm phần mềm mới, một trong những yếu tố quan trọng nhất là khả năng xử lý số lượng lớn người dùng đồng thời truy cập. Automation Testing có thể chạy hàng nghìn bài kiểm tra đồng thời, hoạt động giống như hàng triệu người dùng. Bằng cách sử dụng các bài Loading Testing thực tế, các lập trình viên có thể đưa phần mềm của họ vào sử dụng thực tế và hiểu rõ cách xử lý các tình huống khi vận hành.

Độ tin cậy và độ chính xác

Automation Testing có thể thực hiện lặp đi lặp lại các thử nghiệm giống nhau, mà không gây ra bất kì sai lệch nào, do đó đảm bảo độ chính xác cao.

Tiết kiệm thời gian

Automation Testing có chức năng “set it and forget it” cho quy trình thử nghiệm. Bạn chỉ cần kích hoạt các bài kiểm tra và nhận kết quả khi quay lại. Thay vì bị sa lầy trong các tác vụ lặp đi lặp lại, bạn có thể tự do giải quyết các nhiệm vụ khác trong quá trình chờ đợi. 

Hơn nữa, bạn cũng không mất thêm thời gian để lặp lại các bài kiểm tra. Các lập trình viên có quá nhiều nhiệm vụ phải giải quyết trong một ngày, vì vậy việc tiết kiệm thời gian là vô cùng quan trọng.

Ưu điểm cụ thể của Automation Testing là gì?
Ưu điểm cụ thể của Automation Testing là gì?

Một phần cơ bản của DevOps

Triết lý thiết kế DevOps đã và đang đạt được sức hút đáng kể trong việc phát triển ứng dụng. Trong đó, Automation Testing là một yếu tố thiết yếu. Một trong những khái niệm của DevOps là “fail fast, fail early,” và với Automation Testing, điều này có thể đạt được một cách dễ dàng hơn.

Có thể tái sử dụng

Automation Testing ban đầu đòi hỏi một lượng lớn thời gian và tài nguyên trong quá trình thiết lập. Tuy nhiên, khi đã được thiết lập, các lập trình viên có một bộ công cụ có thể được sử dụng (và tái sử dụng) để kiểm tra các phiên bản ứng dụng và phần mềm khác nhau trong tương lai.

Lập trình linh hoạt

Các lập trình viên có thể thay đổi chương trình lập trình của Automation Testing, tạo ra các thử nghiệm ngày càng phức tạp để phát hiện ra những điểm yếu trong ứng dụng.

Automation Testing có hạn chế hay rủi ro nào không?

Không có gì ngạc nhiên khi Automation Testing cũng có những điểm yếu của nó vì không có công cụ nào là hoàn hảo cả. Dưới đây là những hạn chế của Automation Testing:

Tốn nhiều thời gian thiết lập 

Trước khi các lập trình viên chạy thử nghiệm một ứng dụng mới được thiết kế, họ cần dành thời gian để tạo các chương trình Automation Testing . Nói cách khác, Automation Testing đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị từ trước. Trong ngắn hạn, đó là công việc tốn rất nhiều thời gian.

Cần kỹ năng để thiết lập

Để xây dựng chương trình Automation Testing, bạn cần thành thạo một số kỹ năng nhất định, đặc biệt là kỹ năng script-writing.

Gỡ lỗi

Điều gì xảy ra nếu tập lệnh thử nghiệm có lỗi? Quá trình thử nghiệm sẽ không hợp lệ. Do đó, các lập trình viên cần đảm bảo rằng tập lệnh hoàn toàn không có lỗi. 

Automation Testing có hạn chế hay rủi ro nào không?
Automation Testing có hạn chế hay rủi ro nào không?

So sánh kiểm tra thủ công và Automation Testing 

  • Yếu tố thời gian: Automation Testing mất ít thời gian xử lý hơn so với kiểm tra thủ công.
  • Thử nghiệm ngẫu nhiên: được phép sử dụng trong thử nghiệm thủ công, không được phép trong Automation Testing.
  • Giá thiết lập: Automation Testing đòi hỏi đầu tư cao hơn, nhưng lợi tức đầu tư (ROI) cao hơn trong thời gian dài. Thử nghiệm thủ công có chi phí thấp hơn, nhưng giá trị không cao.
  • Thay đổi giao diện người dùng: Các thay đổi đối với giao diện người dùng (UI) yêu cầu sửa đổi đối với các tập lệnh của Automation Testing, trong khi kiểm tra thủ công hoạt động tốt ngay cả khi có những thay đổi nhỏ về giao diện người dùng.
  • Độ chính xác: Automation Testing sử dụng các công cụ để đảm bảo độ độ chính xác cao. Việc lặp lại các thử nghiệm một cách thủ công khiến lập trình viên cảm thấy nhàm chán, do đó làm tăng khả năng lỗi xảy ra.
So sánh kiểm tra thủ công và Automation Testing
So sánh kiểm tra thủ công và Automation Testing
  • Frameworks: Automation Testing sử dụng Selenium và các frameworks tự động hóa khác như Datadrive, Hybrid và Keyword. Kiểm tra thủ công không sử dụng bất kì một framework nào.
  • Yếu tố con người: Con người không phải là một phần của Automation Testing, vì vậy không có cách nào để xác định mức độ hài lòng của khách hàng. Thử nghiệm thủ công bao gồm yếu tố quan sát của con người, vì vậy lập trình viên sẽ hiểu rõ hơn về mức độ thân thiện với người dùng của ứng dụng.
  • Kỹ năng/ kiến thức lập trình: Automation Testing yêu cầu kiến ​​thức lập trình, trong khi kiểm tra thủ công thì không.
  • Thời gian tốt nhất để sử dụng: Automation Testing hoạt động tốt nhất khi có một số lượng lớn các tác vụ lặp đi lặp lại, cũng như đối với các tình huống yêu cầu kiểm tra loading, hiệu suất và kiểm tra hồi quy. Thử nghiệm thủ công phù hợp hơn với các thử nghiệm đặc biệt.

Trong bài viết trên, FUNiX đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Automation Testing. Mong rằng các kiến thức sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình chạy thử nghiệm ứng dụng. Chúc bạn thành công!

Nguồn dịch: https://www.simplilearn.com/what-is-automation-testing-article?source=frs_category

  Phạm Thị Thanh Ngọc (theo Simplilearn) 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại