Chuyên gia 15 năm kinh nghiệm chỉ cách trở thành CTO | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Chuyên gia 15 năm kinh nghiệm chỉ cách trở thành CTO

Chia sẻ kiến thức 27/09/2017

Anh Nguyễn Hữu TuấtSáng lập viên Công ty PeaceSoft – CEO MPOS Việt Nam sẽ là diễn giả trong chương trình Livestream cùng FUNiX vào ngày 06/10 trong group Facebook Cùng học lập trình kiểu FUNiX. Chủ đề anh chia sẻ trong chương trình là “Học gì để trở thành CTO?”. Anh Hữu Tuất đã có cuộc trò chuyện cởi mở với blog Công dân số trước thềm sự kiện.

15747640_10154125436849249_934553440640501816_n
Anh Nguyễn Hữu Tuất có 15 năm làm CTO hoàn toàn khởi đầu với việc tự học, tự làm rất nhiều kiến thức và công việc trong công ty. (Ảnh: NVCC)

PV: Chào anh Hữu Tuất! Cảm ơn anh đã nhận lời mời chia sẻ với FUNiX. Anh có thể cho biết vì sao anh lại lựa chọn chủ đề khá cụ thể “Học gì để trở thành CTO” để giao lưu trực tuyến với FUNiX không ạ?

Anh Hữu Tuất: CXO là các vị trí quản lý cấp cao nhất trong các công ty và tập đoạn, trong đó CTO là vị trí dành cho công nghệ hay còn gọi là Giám đốc công nghệ, đây là một vị trí thuộc loại cao nhất cho lĩnh vực công nghệ thông tin và là vị trí mà nhiều bạn trẻ mơ ước hoặc đặt mục tiêu khi bước vào con đường này. Và các bạn học FUNiX hoàn toàn có thể tự tin để trở thành các CTO giỏi mà không e ngại cũng như sợ thua kém những người học tại các trường đại học nổi tiếng khác như Đại học Quốc Gia hay ĐH Bách Khoa. Đây là thông điệp mà mình muốn chia sẻ trong chương trình.

PV: Được biết anh đã có tới 15 năm đảm nhiệm vị trí CTO của PeaceSoft từ khi mới thành lập. Cơ duyên nào đã đưa anh đến với công việc này? Xin anh chia sẻ một kỉ niệm làm CTO của mình trong quãng thời gian khá dài này?

Anh Hữu Tuất: Mình có may mắn là ngay từ năm thứ nhất đại học đã tham gia công ty PeaceSoft những ngày đầu và trở thành vị trí CTO mà không thông qua các vị trí khác. Có nghĩa là số bắt làm CTO luôn rồi mặc dù lúc đó chỉ mới biết lập trình Pascal. Và việc đầu tiên là học lập trình web ngôn ngữ ASP để viết một dự án về web. Sau khi lập trình xong thì phải học tiếp về máy chủ web, mạng và cách để triển khai website lên hoạt động, thế là trở thành quản trị hệ thống luôn. Vì làm một mình nên phải tự học luôn thiết kế web, HTML/ CSS và sau đó là làm luôn cả vị trí tester. Để bàn giao cho khách hàng và tham gia các dự án đấu thầu thì phải quay lại viết tài liệu về yêu cầu nghiệp vụ, lập kế hoạch triển khai dự án, thế là thêm được một chuyên môn nữa là làm quản lý dự án… Cứ như vậy thành ra môn gì cũng có thể làm được, và tự làm vì  không có nhân viên.

Như vậy, quá trình trở thành CTO sẽ là một quá trình tự học và tự làm, có thể làm tất cả mọi việc. Điều này có nghĩa là, các bạn khi làm ngành này, thì ngoài một chuyên môn giỏi nhất, cần cố gắng tự học và tìm hiểu tất cả các chuyên môn khác, như vậy khi tham gia một dự án hay một công ty, mới có thể làm tốt được nhiệm vụ của mình cũng như phối hợp tốt công việc với những người khác. Khi làm được như vậy, khả năng lên làm CTO là rất cao (cười).

15380480_10154063723934249_2469536519696294463_n
Yếu tố quan trọng nhất để giữ vai trò và vị trí CTO này chính là khả năng tự học và tư duy về mặt kiến truc hệ thống – anh Hữu Tuất khẳng định. (Ảnh: NVCC)

PV: Theo anh, CTO có vai trò như thế nào trong một tổ chức và vị trí này có những thử thách và cơ hội như thế nào đối với một người làm trong nghề IT? Cần những yếu tố gì để một người học CNTT có thể trở thành CTO?

Anh Hữu Tuất: CTO là vị trí lãnh đạo cấp cao nhất trong tổ chức quyết định các vấn đề từ chiến lược đến sản phẩm và ứng dụng CNTT vào các hoạt động của công ty.  Điều này đồng nghĩa với quyền lực, trách nhiệm và quyền lợi tương ứng, nhiều tổ chức đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, ngân hàng, tài chính coi vị trí này còn quan trọng hơn các vị trí CXO tương ứng khác, vì thế CTO thường sẽ kiêm nhiệm các vị trí như Phó Tổng Giám Đốc để tham gia quyết định các chiến lược khác của công ty.

Nghe thì vậy thôi chứ một công ty startup mới chỉ từ ý tưởng cũng đã có thể có vị trí CTO này rồi, tức là vị trí chịu trách nhiệm về xây dựng sản phẩm và bất cứ việc gì liên quan kỹ thuật. Như vậy có nghĩa là, bất kỳ ai, dù có hay chưa có kinh nghiệm, đều có thể trở thành CTO của một dự án, một công ty startup hay là một tập đoàn trong tương lai.

Nhưng khi đặt vào vai trò và vị trí của một CTO như vậy, sẽ giúp người đó tự mình nhận lấy các trách nhiệm cao nhất, để từ đó hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và sẽ tự tạo cho mình một con đường rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Yếu tố quan trọng nhất để giữ vai trò và vị trí CTO này chính là khả năng TỰ HỌC và tư duy về mặt KIẾN TRÚC HỆ THỐNG. Nếu có ý thức từ đầu về việc này, sẽ giúp các bạn tự học dễ dàng hơn, và dễ lĩnh hội những cái mới, công nghệ mới, quy trình mới sau đó đúc kết, tổng quát hoá để trở thành kiến thức của mình, áp dụng vào các công việc của mình.

PV: Anh có thể chia sẻ cụ thể về con đường học tập để trở thành một CTO của mình?

Anh Hữu Tuất: Như nói ở trên là ngay từ đầu mình đã đặt vào vị trí CTO luôn rồi nên không có con đường để trở thành CTO, mà là con được học tập để thực hiện các vai trò và nhiệm vụ của một CTO. Nó cũng mất thời gian khá dài, nhiều năm để bổ sung dần các kiến thức, từ lập trình đến thiết kế hệ thống, từ những việc nhỏ nhất đến việc phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao….

PV: Không riêng việc ứng tuyển vào vị trí CTO, theo anh, người học lập trình hiện nay cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì để có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao?

Anh Hữu Tuất: Lập trình là một sự khởi đầu tốt, và bất kỳ ai kể cả không làm CNTT cũng nên học qua một khoá hoặc lớp về lập trình. Vì việc học lập trình sẽ giúp mọi người dễ hiểu và hình dung hơn mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống, sau đó diễn đạt lại bằng ngôn ngữ máy tính. Còn với người học lập trình để làm nghề, chỉ cần học hai thứ quan trọng là Tư duy tối ưu khi giải quyết một bài toán và học một ngôn ngữ lập trình thật chuyên sâu, có thể là Python, Java, PHP, .NET …  Khi có 2 thứ này, thì có thể học và lập trình được các ngôn ngữ khác một cách dễ dàng. Đây cũng là hai thứ quan trọng nhất mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao khi tuyển dụng lập trình viên, vì họ đánh giá vào khả năng phát triển và thích nghi của ứng viên đối với các công việc và dự án trong tương lai. Tuy nhiên, ngoài chuyên môn trên, khả năng tự học sẽ là một ưu tiên quan trọng, vì thế khi đi phỏng vấn, nếu bạn có thể kể về một quá trình tự học một cái mới hoặc làm một dự án mới sẽ dễ dàng được cộng điểm và đánh giá cao.

PV: Những công nghệ nào là thiết yếu đối với người học lập trình hiện nay và hữu ích với những ai muốn trở thành CTO nói riêng, thưa anh?

Anh Hữu Tuất: Về mặt công nghệ, hiện nay được ứng dụng rộng rãi nhất là lập trình web (Java, PHP, JS), lập trình mobile app, lập trình mã nhúng cho các sản phẩm IoT. Vì các nền tảng phần mềm và ứng dụng đang chuyển dần về ba loại chính ở trên. Ngoài ra, có một công nghệ đang hot và rất thiếu nhân sự hiện nay là Blockchain.

PV: Anh có thể chia sẻ một chút về sở thích cá nhân, và quan điểm của anh trong công việc, cuộc sống?

Anh Hữu Tuất: Mình thích làm những cái mới và những cái chưa có ai làm hoặc kêu khó. Trong công việc cũng như cuộc sống, thái độ quan trọng hơn trình độ. Vì vậy, quan điểm của mình là lúc nào cũng phải giữ một thái độ tốt trước tất cả mọi sự việc trong cuộc sống.

Trân trọng cảm ơn anh và hẹn gặp lại anh trong chương trình Livestream cùn FUNiX ngày 06/10 sắp tới!

Sự kiện Giao lưu trực tuyến với anh Nguyễn Hữu Tuất nằm trong khuôn khổ chương trình Mentor 4 All của FUNiX. Tham gia Mentor4All, các thành viên sẽ được học online qua hỏi đáp với mentor FUNiX hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký chương trình tại đây hoặc tham gia Cộng đồng cùng học lập trình kiểu FUNiX để được giao lưu – hỏi đáp với anh Nguyễn Hữu Tuất  vào ngày 06/10.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!