GameFi là gì? Bạn thực sự có thể kiếm tiền khi chơi game?

GameFi là gì? Bạn thực sự có thể kiếm tiền khi chơi game?

Chia sẻ kiến thức 20/08/2022

Kiếm tiền khi chơi trò chơi điện tử hẳn là cuộc sống trong mơ với nhiều người. Với GameFi, mọi thứ đều có thể xảy ra.

DeFi trở thành xu hướng mới nóng nhất trong năm 2020. Mặt khác, doanh thu từ ngành công nghiệp trò chơi tỷ đô tiếp tục tăng lên mỗi năm — ước tính đến cuối năm 2021, thị trường trò chơi điện tử toàn cầu sẽ có giá trị hơn 178 tỷ đô la.

Một cộng đồng những người đam mê trò chơi và blockchain đã hợp nhất DeFi với trò chơi và kể từ khi đại dịch xảy ra, mức độ phổ biến của nó chỉ tăng lên.

Ngành này được gọi là “GameFi”. Vậy, GameFi hoạt động như thế nào? Liệu bạn có thể thực sự kiếm được tiền khi chơi trò chơi điện tử không?

GameFi là gì và ai đã phát minh ra nó?

“GameFi” là từ ghép của “game” và “finance” (tài chính). GameFi kết hợp tiền điện tử, blockchain, NFT cũng như các quy tắc và cơ chế trong game để tạo ra một thế giới ảo trong đó người chơi tham gia, tận hưởng và kiếm tiền.

Nguồn gốc của thuật ngữ “GameFi” không rõ ràng, nhưng người ta tin rằng khái niệm này được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà phát triển game blockchain Trung Quốc MixMarvel trong Hội nghị Blockchain Thế giới năm 2019 tại Trung Quốc. Trước hội nghị, MixMarvel đã phát hành HyperSnake, game blockchain thi đấu nhiều người chơi trong thời gian thực đầu tiên trên thế giới. HyperSnake đã ngừng hoạt động vào tháng 9 năm 2020, nhưng nó đóng vai trò là khuôn mẫu cho sự phát triển trong tương lai của trò chơi GameFi.

Nhưng trước khi thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên, các game như CryptoKitties và Axie Infinity đã cung cấp cho người dùng Ethereum cơ hội kiếm tiền điện tử thông qua chơi game.

>> ĐỌC TIẾP: 7 câu nói đáng nhớ của Cha đẻ Axie Infinity Nguyễn Thành Trung

GameFi hoạt động như thế nào?

Điểm thu hút chính của GameFi là nó hoạt động theo mô hình kinh doanh “play to earn” (chơi để kiếm tiền). Điều này có nghĩa là người chơi được thưởng về mặt tài chính khi chơi và thăng tiến qua các cấp độ của game. Trong trường hợp này, tiền điện tử, token (mã thông báo) trong trò chơi và NFT đóng vai trò là động lực tài chính.

Mô hình “play to earn” không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, điều mới  ở đây là công nghệ tiên tiến cung cấp sức mạnh cho các trò chơi GameFi ngày nay. Chuỗi khối, hợp đồng thông minh và token có mặt trong nhiều yếu tố của trò chơi. Người dùng có thể chuyển đổi mã thông báo kiếm được từ game thành các loại tiền điện tử nổi tiếng khác như Ethereum, Bitcoin hoặc stablecoin, sau đó đổi sang tiền pháp định. 

Nhiều dự án GameFi bao gồm NFT. Mỗi vùng đất, vũ khí, trang phục trong trò chơi đều là độc nhất vô nhị. Chúng không chỉ có thể được mua và bán trong game mà còn có thể được sử dụng để thực hiện nhiều chức năng trên DeFi, chẳng hạn như đặt làm tài sản thế chấp và khai thác lợi suất (yield farming). Khi ngày càng có nhiều studio game tham gia vào sự cường điệu của GameFi, có những công ty như Yield Guild Games hiện cung cấp cho người dùng tùy chọn đặt cược token trong trò chơi để kiếm thu nhập thụ động.

Trong GameFi, các game khác nhau có cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, một yêu cầu phổ biến là người chơi phải sở hữu ví tiền điện tử để lưu trữ token hoặc NFT của game. Ví cũng phải được tải sẵn tiền điện tử. Trước khi bạn bắt đầu, nhiều trò chơi GameFi cũng yêu cầu bạn mua các nhân vật mới.

Ưu điểm của GameFi

Chơi để kiếm tiền

Mô hình kinh doanh của GameFi khởi đầu từ mô hình “trả tiền để chơi” và “chơi để thắng” trong thế giới game điện tử. Hãy nghĩ về các game arcade hoặc bất kỳ trò chơi phổ biến nào khác như Farmville, nơi người chơi phải trả tiền thật để mua các vật phẩm nâng cấp nhằm giành lợi thế trước những người chơi khác. Với “chơi để kiếm tiền”, việc kiếm tiền không còn giới hạn đối với các studio và nhà phát triển game. Chính người dùng cũng có thể kiếm tiền bằng cách chơi các game yêu thích của họ, tạo cơ hội để thu nhập tài chính.

Philippines là một trường hợp thực tế cho thấy GameFi có thể trở thành một nguồn thu nhập. Khi đất nước này phải chuẩn bị cho việc đóng cửa toàn quốc vào đầu năm 2020, nhiều người bị mất thu nhập đã đăng ký chơi Axie Infinity. Ngay sau đó đã xuất hiện báo cáo về những người Philippines kiếm được 50 đô la mỗi ngày so với mức lương tối thiểu là 8,15 đô la mỗi ngày. Một số người chơi Philippines cũng đã biến việc chơi Axie Infinity thành một công việc toàn thời gian, theo CoinDesk.

Đảm bảo quyền sở hữu

Việc tích hợp NFT trong game mở rộng khả năng kiếm tiền của trò chơi điện tử và mang lại quyền sở hữu thực sự trong không gian kỹ thuật số. Thực tế là việc mua và chuyển các vật phẩm trong game được ghi lại trên một sổ cái blockchain phân tán. Điều này có nghĩa là người chơi chứ không phải không phải nhà phát triển game sở hữu, ví dụ, một bộ trang phục. Bất kỳ vật phẩm trong trò chơi nào sở hữu đều không thể bị phá hủy hoặc làm giả. Nếu studio game gặp phải sự cố mất điện kỹ thuật, người chơi có thể yên tâm rằng bất cứ thứ gì họ mua sẽ không bị xóa.

Bằng cách kiếm tiền từ quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, các trò chơi GameFi cũng tạo ra sự trung thành của khách hàng.

>> CÓ LIÊN QUAN: Bạn thực sự sở hữu cái gì khi mua một NFT?

  1. Axie Infinity: Được tạo ra bởi công ty khởi nghiệp Sky Mavis của Việt Nam và được mô tả là Pokémon gặp CryptoKitties, Axie Infinity đã trở thành một trong những trò chơi GameFi phổ biến nhất. Người chơi nhân giống, huấn luyện và thu thập những sinh vật đáng yêu được gọi là Axies, đồng thời kiếm được token trong trò chơi được gọi là “Smooth Love Potions” (SLP). Vào tháng 8 năm 2021, Axie Infinity trở thành game blockchain đầu tiên trên Ethereum đạt doanh số 1 tỷ đô la với hơn 1,8 triệu người dùng hàng ngày, theo CryptoSlam.
  2. Decentraland: Decentraland bắt đầu là một nền tảng lưới pixel 2D nhưng đã phát triển thành một vũ trụ thực tế ảo 3D, nơi người chơi có thể mua, phát triển và bán đất ảo. Giờ đây, trò chơi này đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất để khởi động metaverse. Vào tháng 11 năm 2021, một nhóm nhà đầu tư đã mua một lô đất trên Decentraland với giá 2,4 triệu đô la, vụ mua lại đất metaverse lớn nhất cho đến nay.
  3. CryptoKitties: Được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum, CryptoKitties là một trò chơi cho phép người chơi thu thập và nuôi những chú mèo dễ thương. Mỗi CryptoKitty được tạo ra là một NFT duy nhất và có thể được bán với giá cao. Cho đến nay, CryptoKitty đắt nhất là kitty # 896775, được đặt tên là “Dragon”, được bán với giá 600 ETH, tương đương khoảng 172.000 đô la vào thời điểm đó. 

>> CÓ LIÊN QUAN: Decentraland (MANA) là gì? Nó có giống với Metaverse không?

GameFi: Chơi game để kiếm tiền điện tử

Sự giao thoa giữa DeFi và chơi game đã làm nảy sinh một thế hệ game điện tử mới mang lại lợi ích tài chính cho mọi người. Từ các studio game đến những người chơi bình thường và game thủ chuyên nghiệp, bất kỳ ai muốn kiếm thu nhập thụ động đều có thể sử dụng GameFi để kiếm tiền trong khi chơi game.

GameFi vẫn còn tương đối mới đối với bối cảnh blockchain và tiềm năng thực sự của nó vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Tuy nhiên, sự tích hợp của DeFi vào ngành công nghiệp game toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la là một tín hiệu tốt cho việc ứng dụng blockchain rộng rãi. Có thể chẳng bao lâu nữa chính bạn sẽ đấu giá một NFT hiếm cho nhân vật game điện tử yêu thích của mình.

>> ĐỌC TIẾP: Giám đốc Game Studio Onesoft: Thị trường game là một “mỏ vàng”

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-gamefi/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!