Học lập trình có việc làm không? Liệu có dễ xin việc?
Học lập trình có việc làm không? Đây có phải là nỗi lo ngại của nhiều bạn trẻ đang có định hướng muốn trở thành một lập trình viên. Nhìn một cách tổng quan nhất, lập trình là một ngành có thu nhập đáng mơ ước, và đó cũng là lý do được nhiều bạn ưu tiên và muốn thử sức cùng nó. Để giúp các bậc phụ huynh cùng các bạn trẻ hiểu rõ hơn, FUNiX sẽ mang đến cho bạn một bức tranh tổng quát về ngành lập trình cũng như đáp án cho câu hỏi “Học lập trình có việc làm không?” nhé!
Table of Contents
1. Lập trình viên là gì?
Bạn hiểu gì về một lập trình viên? Trước hết muốn biết được có dễ dàng tìm việc làm sau khi học lập trình hay không thì bạn nên nắm chắc được bản chất về công việc của lập trình viên. Lập trình viên ( trong tiếng Anh gọi là Developer) hay các kỹ sư phần mềm. Công việc của họ là dùng các ngôn ngữ lập trình nhằm xây dựng và bảo trì các phần mềm trên máy tính. Bên cạnh đó, Developer còn có khả năng tạo ra được các ứng dụng chương trình mới khác. Hay có thể phát hiện và sửa lỗi để nâng cấp ứng dụng đó được hoạt động hiệu quả hơn trước. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến thường được Developer dùng như Java, C#, C, HTML, PHP, CSS,…
Lập trình phân chia thành một số mảng nhỏ hướng chuyên sâu. Cụ thể ở đây như:
- Ứng dụng Windows và hệ thống ứng dụng phần mềm cho các doanh nghiệp: Ứng dụng quản lý khách sạn, ứng dụng tính tiền, ứng dụng quản lý tồn kho, core banking, ứng dụng bán vé máy bay.
- Ứng dụng di động: Ứng dụng thuộc nền tảng hệ điều hành Android, iOS như Facebook, Instagram.
- Web: Website dành cho bán hàng, tin tức như amazon.com, tiki, kenh14.vn, dantri.vn hay các web app khác như Google, Dropbox,…
- Embedded software: Thiết kế vi mạch và viết code lập trình cho mạng này.
- Khác: Gồm một vài mảng khác như lập trình hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), khai thác dữ liệu (data mining), lập trình game,…
2. Học lập trình có việc làm không?
Câu trả lời là có. Thậm chí các bạn học lập trình có cơ hội việc làm rất là cao tại Việt Nam hiện nay. Theo nguồn thống kế của BTT&TT, Việt Nam hiện nay còn thiếu tới 500.000 nguồn nhân lực về lĩnh vực IT. Và mức lương cho bộ phận này khá cao và đứng top 3 trong tất cả các ngành trên cả nước. Bên cạnh đó, công nghệ không ngừng phát triển theo thời đại hóa thay đổi theo từng năm khiến mọi thứ thay đổi và nhu cầu từ đó cũng tăng cao hơn. Qua các thông tin đó thì cho thấy được việc của các bạn lập trình viên có rất nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn đúng mảng lập trình đi đúng xu hướng phát triển bởi vì không phải mảng nào bên lập trình cũng có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm. Các bạn newbie có thể tham khảo về lập trình thì có một số ngôn ngữ nên được chú trọng như C#, JavaScript, PHP, Java. Còn các mảng về lập trình thì có thể chọn lập trình mobile, lập trình ứng dụng, lập trình web đang được rất nhiều công ty lựa chọn tuyển dụng.
Bạn không thể nào học một lúc tất cả kiến thức mà FUNiX vừa liệt kê trên. Hãy đọc qua và tìm hiểu thêm để lựa chọn cho mình một mảng ưu tiên mà mình cảm thấy nó phù hợp và có nhiều cơ hội để có tương lai sự nghiệp tươi sáng cho bản thân nhé!
3. Những yếu tố mà một lập trình viên cần có khi đi xin việc
Thực trạng cho thấy hiện nay đó là nhu cầu tuyển dụng ngành IT rất cao nhưng có một số sinh viên vẫn không thể xin được công việc lập trình cho mình. Lý do có thể là các bạn đó còn thiếu một số kỹ năng thực tế cũng như kiến thức cần có.
Sau đây FUNiX sẽ giúp bạn điểm qua một số yếu tố mà bản thân chúng ta cần trang bị để có thể hết nỗi lo ngại học lập trình có việc làm không ngay tại đây:
- Lựa chọn một mảng cụ thể để học: Không nên học dồn quá nhiều thứ vào cùng lúc mà thay vào đó bạn nên chuyên sâu về một mảng mà bạn lựa chọn. Khi bạn nắm chắc và hiểu rõ về mảng mình chọn từ trước thì mới nên tiếp tục chuyển sang các mảng kiến thức khác nếu muốn.
- Lựa chọn nơi đào tạo uy tín: Nơi đào tạo dạy học bạn cũng rất quan trọng, đó sẽ quyết định được các kiến thức gốc rễ và các kỹ năng cần thiết mà bạn cần phải nắm được. Vì vậy, trước khi quyết định học thì bạn nên dành thời gian để cân chắc trung tâm giảng dạy kiến thức cho mình.
- Trang bị thêm các kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm thực sự rất quan trọng mà một lập trình viên cần phải có. Bạn cần rèn luyện cho mình sự tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đọc hiểu vấn đề. Với những kỹ năng mềm đó sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn khi đi xin việc và tròn quá trình làm việc.
- Thực hành với một dự án nhỏ: Khi bạn học được các kiến thức từ sách vở và tài liệu của lập trình thì nên ứng dụng nó ngay vào các dự án thực tế ngay khi có cơ hội. Bạn nên vừa học vừa thực hành nó, từ đó bạn sẽ code nhanh hơn, nhanh chóng phát hiện lỗi và biết cách sửa nó. Chắc chắn từ đó bạn sẽ có thêm các kinh nghiệm làm việc khác cho mình.
Bài viết mà FUNiX vừa chia sẻ trên hy vọng đã gỡ rối cho các bạn trẻ thoát khỏi sự lo lắng khi không biết học lập trình có việc làm không. Không chỉ riêng mỗi ngành lập trình mà mọi ngành học khác bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ được các vấn đề. Đừng quên liên hệ với FUNiX ngay khi bạn có nhu cầu muốn được tư vấn về lộ trình học lập trình đúng cách nhé!
Đào Thị Hoa Lài
Bình luận (0
)