Khắc phục tâm lý “run” trước mentor trong mỗi phiên thi
Bên cạnh tâm trạng, sự chuẩn bị và kiến thức của xTer, thì thái độ của mentor cũng là một nhân tố giúp các bạn học viên hóa giải cảm giác run, lo lắng trong các phiên thi.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Học thạc sĩ giáo dục online 2024 cần điều kiện gì?
- Top 5 trung tâm đào tạo trực tuyến công nghệ thông tin uy tín
- Hệ thống đào tạo trực tuyến LMS là gì? Cách học online mới cho các bạn đi làm
- Hệ thống đào tạo trực tuyến elearning nào ở Việt Nam được tin cậy
Table of Contents
Nhiều học viên FUNiX tâm sự, các bạn cảm thấy… rất run khi đối diện với mentor trong mỗi phiên thi hết môn. Do đặc thù thi vấn đáp 100% nên có lẽ, các xTer thường xuyên phải trải nghiệm cảm giác này.
Tâm lý thường gặp trong phiên thi của học viên FUNiX
“Run” trước mentor cũng như sinh viên hay “run” trước giáo viên. Trong các buổi thi, tâm lý này khá phổ biến. Nó cho thấy bạn đang lo lắng về vấn đề bài vở, tâm lý chưa thực sự bình tĩnh, tự tin.
Ngoài ra, một số học viên không giỏi giao tiếp có thể cảm thấy hình thức vấn đáp là một thử thách khi bạn sẽ phải đối diện trực tiếp với mentor của mình và trả lời những câu hỏi mà mình hoàn toàn chưa biết về bài học.
Bạn xTer Nguyễn Minh (HS lớp 8, Tp.HCM) thú nhận mình run khi gặp mentor trong phiên thi, có lúc còn… hiểu nhầm đề dẫn đến làm sai yêu cầu của đề bài. Không chỉ các học viên nhỏ tuổi, mà cả những học viên là sinh viên, người đi làm cũng nhiều lúc “run” trước mentor.
Còn xTer Trần Mỹ Linh – học viên khóa Data Science của FUNiX thừa nhận đôi khi bạn cảm giác lo âu, hồi hộp “tim đập chân run” trước các phiên thi, review assignment quan trọng. Một phần lý do của tâm lý này là do bài khó, xTer áp lực trong quá trình học tập.
Thực ra, lý do phổ biến khiến các xTer “run” khi gặp mentor đó là bạn chưa thực sự tự tin với những kiến thức mình có. Trước buổi thi, có thể bạn chưa vững vàng, hay là chuẩn bị chưa kỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài thi nói chung, đến tâm lý những buổi gặp gỡ sau với mentor của học viên.
Làm thế nào để hết run khi gặp mentor
Theo mentor Vương Dũng, học viên FUNiX nên loại bỏ tâm lý “run”, “sợ” mentor vì hầu hết các mentor của FUNiX rất dễ tính, mục đích việc thi không để làm khó học viên mà đơn giản đó là buổi gặp gỡ để đánh giá khả năng tiếp thu, thực tế việc học của các bạn.
Để hết run, bạn nên bám sát tiêu chí chấm thi, ôn luyện thật tốt, thực hành nhuần nhuyễn thì sẽ chẳng còn tình trang run đến nỗi hoang mang, ảnh hưởng đến chất lượng phiên thi của bạn.
Bên cạnh tâm trạng, sự chuẩn bị và kiến thức của xTer, thì thái độ của mentor cũng là một nhân tố giúp các bạn học viên hóa giải cảm giác run, lo lắng trong các phiên thi.
Mentor Nguyễn Quý cho biết, anh được học viên thích là mentor hỏi trong phiên thi, review assignment vì anh không khắt khe chấm đúng sai, mà đưa ra những câu hỏi về bản chất để kiểm tra xem sinh viên hiểu và không hiểu những gì. Gặp phần các bạn chưa nắm rõ, anh nhẹ nhàng giải thích và chuyển sang nội dung khác, chứ không tập trung vào phần đó để tránh làm sinh viên cảm thấy “dốt” hay xấu hổ. Sau mỗi lần review, anh đều gửi cho học viên tài liệu đã soạn sẵn về phần các bạn còn yếu để củng cố kiến thức.
Mentor Quý giải thích rằng, các bạn xTer FUNiX học là để đi làm. Điểm không phải mục đích cuối cùng, mà quan trọng nhất là mentor giúp học viên viên hiểu rõ điểm yếu về kiến thức của mình để kịp thời bổ sung. Nếu không, đợi đến lúc các bạn đi phỏng vấn, đi làm, chỗ hổng kiến thức sẽ khiến người khác đánh giá không tốt về các bạn, cũng như về chương trình của FUNiX.
xTer Phan Thanh Duyên, một fan cứng của mentor Quý, chia sẻ: “Mỗi lần review lab hay assignment đều khá căng thẳng, nhưng anh Quý sẽ tạo cho mình cảm giác được trao đổi chia sẻ những gì mình hiểu và không hiểu, chứ không phải chỉ là hỏi đáp như dò bài, hay bị bắt bẻ các lỗi không cần thiết.”
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)