Làm thế nào để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?
- Những lợi ích khi bạn trở thành lập trình viên chuyên nghiệp
- 7+ lợi ích khi có phương pháp học lập trình hiệu quả
- Một lập trình viên chuyên nghiệp cần tránh 6 điều này
- Cách học lập trình siêu xịn được tổng hợp từ chuyên gia
- Cách học giỏi lập trình và lợi ích của việc học giỏi lập trình là gì?
Từ một sinh viên không chuyên tin, làm sao có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp chỉ trong vòng 6 tháng?
Phải biết lập trình! Đó là vấn đề then chốt, là “phần cứng” bên cạnh việc “gia giảm gia vị” bởi các kỹ năng mềm để làm tăng giá trị của bản thân trước các nhà tuyển dụng cũng như phục vụ cho công việc trong môi trường công nghiệp sau này.
Có nhiều cách học để biết lập trình và lập trình tương đối thành thạo, nhưng trong bối cảnh của chúng ta, cách tốt nhất cho tất cả là hoàn thành khóa học của FUNiX đúng tiến độ. Do vậy, mỗi bạn cần xác định nguyên nhân chính và có cách khắc phục cụ thể. Một trong những nguyên nhân chung cho nhiều người, đó là quản lí công việc chưa tốt; chưa biết cách xây dựng kế hoạch công việc cá nhân hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng; chưa có quyết tâm cao nhất trong việc hoàn thành khóa học.
Một trong những cách để xây dựng kế hoạch hàng ngày là chỉ cần trả lời 3 câu hỏi: Hôm qua đã làm được gì, ngày nay sẽ làm cái gì, và làm vào lúc nào. Nghe chừng đơn giản nhưng không dễ thực hiện, vì đối với phần lớn chúng ta cách làm này tương đối xa lạ. Mục tiêu của chúng ta là sẽ “luyện” theo cách này để trở thành thói quen, vì đó là cách làm việc hằng ngày trong các công ty, môi trường mà chúng ta phải “nhúng” vào trong đó sau khi hoàn thành chương trình học tại FUNiX. Thậm chí còn có cả những phần mềm/công cụ giúp quản lí công việc trong công nghiệp theo cách này, như trello là một ví dụ.
Việc phân tích giúp xác định nguyên nhân và chia sẻ các giải pháp để hoàn thành khóa học – phần cứng- một cách tốt nhất có thể giúp các bạn đi làm lập trình được , nhưng để có thể là một lập trình viên giỏi và mục tiêu xa hơn là Leader của các teams, của các công ty phần mềm sau này, ta cần phải rèn luyện các kỹ năng bổ trợ cho thành thục. Hai kỹ năng được đề cập là nói và nghe.
Về kỹ năng nói – “nói có điều kiện”, chẳng hạn như nói về những gì đã học được và các vướng mắc trong một tháng qua, kế hoạch sắp tới và các ý kiến với FUNiX (nếu có) trong 5 phút. Về “những gì đã học được”/đã làm/đã biết được, cần nói được ý chính nhất/tâm đắc nhất và lý giải tại sao (để người ta cũng thấy tâm đắc như mình). Tránh cách nói thiếu thuyết phục, thiếu các chi tiết cụ thể ngoài việc “em học xong môn A, B, làm xong bài tập C, D,..”. Các phương hướng khắc phục cũng không nên chung chung, kiểu như “sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt …” mà ít nói đến các cách để hành động một cách cụ thể. Càng cụ thể, càng chi tiết, càng đi sâu thì mới càng thể hiện được mình có chủ tâm về vấn đề đó và ngược lại. Nói là cơ hội để “show” giá trị của bản thân mình (trong lĩnh vực đang thảo luận) với nhà tuyển dụng và thuyết phục họ tin tưởng về tương lai thành công của dự án/công việc/khả năng của bản thân.
Về nghe, đơn giản là phải biết kết hợp nghe với ghi chép keywords hoặc vẽ sơ đồ.
Các vấn đề khác: cách đặt câu hỏi nói chung và hỏi mentors nói riêng cũng được truyền đạt lại. Cách đơn giản nhất là phải xác định cho được đối tượng mình muốn đưa ra để hỏi/thảo luận. Tiếp đến là các cấp độ: What/How/Why (advantage and disadvantage). Tuy nhiên, để “nói” được đến 3 mức như vậy thì phải “làm” mới nắm được.
Tóm lại, muốn làm lập trình giỏi thì phải lập trình được. Do vậy khóa học phải được ưu tiên số một để hoàn thành. Mỗi người cần quyết tâm lập kế hoạch, luyện tác phong công nghiệp để hoàn thành đúng tiến độ mục tiêu đã đề ra.
Manh Thành Tấn – Giảng viên Đại học Quy Nhơn
Trưởng nhóm xTer tại FUNiX Quy Nhơn
(Ghi chép lại trong buổi gặp mặt đầu năm nhóm Mentor – xTer tại Quy Nhơn)
Bình luận (0
)