Mới chuyển nghề IT, xây dựng career path như thế nào? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Mới chuyển nghề IT, xây dựng career path như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 29/11/2021

Mới chuyển nghề IT tức là các bạn đang bắt đầu một hành trình sự nghiệp hoàn toàn mới. Đây là lúc bạn cần phải xác định một career path mới cho mình. Nếu không, bạn rất dễ lạc lối và lãng phí nhiều thời gian của bản thân.

Career Path là gì?

Có lẽ bạn đều đã nghe về Career Path – hay chính là lộ trình sự nghiệp của mỗi người. Nó giống như con đường dài mà một người thầm lên mục tiêu cho bản thân với những dốc mốc về điểm đầu – điểm cuối – hướng đi sự nghiệp.

Mentor Đinh Hồng Dương chia sẻ lời khuyên về việc xác định hướng đi sự nghiệp (career path) dành cho các bạn non-IT muốn chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ.

Một Career Path rõ ràng giúp người mới chuyển nghề IT có định hướng, có tự tin để theo đuổi lĩnh vực mà mình còn non nớt. Nếu không có, bạn rất dễ lạc lối, không biết nên học gì, làm gì để phù hợp và phát triển mình một cách tốt nhất.

Career Path của người mới chuyển nghề IT nên tương thích với hoàn cảnh, tuổi tác, kinh nghiệm vốn có, giúp họ phát triển bản thân một cách tối đa.

Những gợi ý Career Path cho người mới chuyển nghề IT

Theo mentor Đinh Hồng Dương của FUNiX, nghề IT hiểu một cách đơn giản là quy trình sản xuất ra một sản phẩm phần mềm (chạy trên máy tính, thiết bị di động, thiết bị IoT…). Có nhiều vị trí, công đoạn để sản xuất phần mềm như: Sale, BA (phân tích nghiệp vụ dự án), Kiến trúc sư hệ thống (biến các bài toán business thành các bài toán phần mềm); Coder (những người trực tiếp xây dựng ra sản phẩm); Kiểm thử (những người kiểm tra chất lượng sản phẩm); quản lý dự án (người đảm bảo team làm việc hợp tác vs nhau tạo ra sản phẩm); QA (những người đảm bảo dự án hoạt động theo đúng mô hình, quy trình); Logistic (những người support về thủ tục, giấy tờ, hành chính đảm bảo dự án hoạt động).

Mới chuyển nghề IT, các bạn có thể chuyển dần dần, tham gia dần dần vào quy trình phát triển phần mềm. Dựa trên những kinh nghiệm có sẵn, người mới chuyển nghề IT có thể lựa chọn làm những vị trí như BA, QA, Test hoặc Logistic.

“Với các bạn có kinh nghiệm về Tài chính, ngân hàng… các bạn có thể suy nghĩ học job BA: Job này cần các bạn có tiếng anh tốt, kĩ năng mềm tốt, tiếp xúc giao tiếp nhiều với sẽ đi nhiều. Các bạn có tính cẩn thận các bạn có thể học test, có thể bắt đầu từ Manual test trước, sau khi quen, các bạn có thể học chút code, chút SQL rồi chuyển dần qua Auto test. QA là nghề để đảm bảo dự án chạy tuân thủ theo đúng quy trình, quy định đã được công ty đề ra. Những bạn có kinh nghiệm về thủ tục, hành chính văn phòng cũng có thể suy nghĩ chuyển dần qua nghề này” – mentor Đinh Hồng Dương gợi ý.

Chuyển nghề IT, học ở đâu?

Nếu bạn có ý định chuyển nghề IT, bạn có thể theo học các khóa học trực tuyến ở FUNiX có hình thức học tập linh hoạt, thời gian đào tạo ngắn, phù hợp với các bạn chuyển nghề thường mong muốn học nhanh, đi làm sớm.

Ở FUNiX, bạn sẽ được đồng hành, hỗ trợ bởi các mentor giàu kinh nghiệm, từ đó sớm định hướng được Career Path và  theo đuổi mục tiêu sự nghiệp một cách quyết liệt. Nhờ vậy, bạn tiết kiệm được thời gian, công sức khi chuyển ngành.

Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp hợp tác đào tạo với FUNiX để bạn lựa chọn tham gia làm việc. Mỗi doanh nghiệp IT thường có sẵn rất nhiều vị trí tuyển dụng để bạn thử sức và sẵn sàng trả mức lương hấp dẫn nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng. Nếu bạn có vốn kinh nghiệm về ngoại ngữ hoặc các ngành nghề đặc thù, thậm chí bạn còn có thể tìm được các vị trí có mức lương hấp dẫn vượt trội so với nghề cũ của mình.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!