Một lập trình viên chuyên nghiệp cần tránh 6 điều này
Khi theo đuổi ngành lập trình, một lập trình viên chuyên nghiệp không chỉ cần mỗi kiến thức chuyên ngành mà còn phải trang bị những kỹ năng mềm. Vì bạn phải làm việc nhóm cùng đồng nghiệp và khách hàng.
- Công bố chủ nhân giải thưởng xCode - Lập trình thuật toán 2023
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- Hành trình từ học viên FUNiX trở thành trưởng nhóm tại FPT Software
- Lập trình viên xuất phát điểm muộn nên rèn tư duy và kỹ năng như thế nào?
Table of Contents
Bất kỳ công việc nào đôi khi cũng khiến bạn mắc phải sai lầm, ngay cả với những người có kinh nghiệm. FUNiX xin chia sẻ 6 điều mà một lập trình viên chuyên nghiệp cần tránh dưới đây để phát triển sự nghiệp tốt hơn.
Không có mục tiêu rõ ràng – điều lập trình viên chuyên nghiệp cần tránh
Nếu như không có mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu, bạn sẽ rất khó xây dựng một sự nghiệp vững vàng. Lập trình viên là một nghề “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy bạn lựa chọn nghề này vì đam mê, chạy theo số đông hay vì ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao.
Một lập trình viên chuyên nghiệp cần vạch ra hướng đi tương lai rõ ràng. Bạn có thể lập kế hoạch chi tiết xây dựng sự nghiệp trong 5 đến 10 năm tới. Ví dụ hiện tại bạn đang là một Java Developer có thể tham dự nhiều dự án để tích lũy kinh nghiệm về Java hơn. Ngoài ra, có thể học hỏi thêm kiến thức về ngành bằng cách tham gia những khóa học nâng cao về Java.
Sau khi mục tiêu được hoàn thành, bạn tiếp tục phấn đấu những mục tiêu đã đặt ra tiếp theo. Bạn hãy cố gắng kiên định, cố gắng phấn đấu với mục tiêu phát triển sự nghiệp của mình.
Không bổ sung kỹ năng mềm và ngoại ngữ
Bạn không thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp nếu không bổ sung kỹ năng mềm và ngoại ngữ.
Kỹ năng mềm hỗ trợ công việc của một lập trình viên chuyên nghiệp
Khi theo đuổi ngành lập trình, một lập trình viên chuyên nghiệp không chỉ cần mỗi kiến thức chuyên ngành mà còn phải trang bị những kỹ năng mềm. Vì bạn phải làm việc nhóm cùng đồng nghiệp và khách hàng. Những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, teamwork,… vô cùng cần thiết. Kỹ năng mềm giúp bạn tỏa sáng khi làm việc ngành IT nói riêng và mọi ngành nghề khác. Nếu bạn không có kỹ năng mềm rất khó để thăng tiến trong sự nghiệp, lên được những vị trí như quản lý dự án, trưởng nhóm,…
Ngoại ngữ
Một lập trình viên chuyên nghiệp sẽ có nhiều lợi thế khi biết ngoại ngữ. Nếu bạn không biết ngoại ngữ, khi làm dự án sẽ gặp một số khó khăn khi giao tiếp với khách hàng nước ngoài.
Đặc biệt, việc tìm kiếm thông tin và đọc tài liệu không được thuận lợi. Lập trình viên chuyên nghiệp có kiến thức, biết thêm ngoại ngữ luôn được săn đón với mức lương hấp dẫn. Ngoại ngữ giúp bạn gây dựng những mối quan hệ mới, có cơ hội đi Onsite tại nước ngoài.
Không chuyên sâu một ngôn ngữ lập trình nào đó
Các ngôn ngữ lập trình rất đa dạng, luôn đổi mới từng ngày theo sự phát triển của công nghệ. Ngôn ngữ này có thể thịnh hành năm nay nhưng sang năm lại không được coi trọng. Do đó, lập trình viên chuyên nghiệp cần lựa chọn một ngôn ngữ phù hợp để theo đuổi lâu dài.
Nhiều trường hợp lập trình viên mỗi ngôn ngữ biết một ít nhưng lại không hiểu sâu về một ngôn ngữ nào đó. Khi đi phỏng vấn, các bạn không thể trả lời được khi bị hỏi xoáy vào một ngôn ngữ bất kỳ. Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp bạn phải hiểu sâu về một ngôn ngữ lập trình. Bạn hãy là chuyên gia ở một lĩnh vực thay vì mỗi thứ biết một chút.
Không giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
Số lượng lập trình viên trên toàn cầu rất đông đảo. Các nhóm cộng đồng, diễn đàn, hội nhóm cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Nếu bạn không giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bạn sẽ dần bị thụt lùi, không tích lũy được kiến thức và kỹ năng. Con đường làm lập trình viên chuyên nghiệp không dễ. Bạn cần trau dồi kiến thức từ những người cùng ngành, tiếp thu những ý kiến góp ý để hoàn thiện bản thân.
Không tiếp thu, cập nhật kiến thức mới
Nếu bạn không tiếp thu kiến thức mới thì không bao giờ bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.
Hệ quả của việc không cập nhật kiến thức mới
Nhiều người khi đã có vị trí công việc ổn định, họ nghĩ thế là đủ rồi và không muốn học thêm gì. Tuy nhiên, kiến thức công nghệ là vô tận, không bao giờ ngừng nghỉ. Bạn không thể đảm bảo kiến thức, kỹ năng hiện tại có thể thích ứng với tương lai hay không. Nếu bạn không chịu cập nhật kiến thức sẽ không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng dễ bị đào thải ngay lập tức.
Phương pháp mở rộng vốn kiến thức
Bạn có thể cập nhật kiến thức cho nghề bằng cách đọc tài liệu, sách báo, truy cập các blog lập trình,… Bạn nên đặt ra những mục tiêu cho bản thân mỗi ngày, mỗi tháng phải update được bao nhiêu kiến thức. Hay bạn có thể tham gia những khóa học lập trình online tại FUNiX để nâng cao kỹ năng nhiều hơn.
Không chịu lắng nghe và sửa sai
Chắc chắn một lập trình viên chuyên nghiệp không thể mắc phải lỗi đáng tiếc này. Đó là không chịu lắng nghe và sửa sai. Trong quá trình làm việc, không phải lúc nào bạn cũng hoàn thành Task được giao mà không gặp sự cố gì. Lúc ấy bạn nên lắng nghe những ý kiến đóng góp, lời khuyên từ sếp và các đồng nghiệp. Từ đó, biết mình chưa làm tốt ở đâu và sửa sai để dần hoàn thiện bản thân mình.
Hy vọng bài biết trên đã giúp các bạn biết được những điều mà một lập trình viên chuyên nghiệp nên tránh. Đồng thời, rút ra kinh nghiệm với những vấn đề mình chưa tốt để xây dựng sự nghiệp vững vàng.
Quỳnh Anh
Tin liên quan:
- Bí kíp tìm kiếm công việc cho người hướng nội dễ dàng nhất
- Nhân viên IT thường được nhận bao nhiêu tháng lương trong năm?
- Doanh nghiệp CNTT Việt đang trả lương IT thế nào cho nhân viên?
Bình luận (0
)