Nguyên nhân khiến TikTok bước vào đợt thanh tra toàn diện từ ngày 15/5
- Mỹ đề xuất luật mới để bảo vệ thông tin người dùng TikTok
- 7 hành động sẽ khiến bạn bị cấm khỏi TikTok
- Cách xóa bình luận và chặn tài khoản hàng loạt trên Tiktok
- Cách chặn và bỏ chặn người dùng khác trên TikTok
- Những dự đoán về hội chứng nghiện TikTok trong năm 2023
Table of Contents
Với nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, TikTok đã chính thức bước vào đợt thanh tra toàn diện từ ngày 15/5.
Thanh tra toàn diện TikTok từ 15/5
Sáng 15/5, Fanpage Thông tin Chính phủ (có dấu tick xanh) đăng tải thông tin “Từ tuần này: Bắt đầu kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam” thu hút hàng chục nghìn lượt quan tâm của cộng đồng mạng.
Thông tin này đã xuất hiện từ trước đó thông qua chia sẻ của ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình – Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vào tối ngày 3/4.
Theo đó, người đứng đầu Cục PTTTH-TTĐT cho biết việc thanh tra dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành từ tháng 5, nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của nền tảng này trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam.
Nguyên nhân TikTok bị thanh tra toàn diện
Sở dĩ, các hoạt động thanh tra toàn diện mạng xã hội này được cơ quan Nhà nước và cơ quan chức năng thực hiện bởi trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, TikTok đã mắc phải 6 sai phạm nghiêm trọng – theo ông ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình – Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ.
1. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm đến liên quan chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước, tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em.
2. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
3. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái,…
4. Không quản lý hoạt động của của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hoá để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
5. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.
6. Không có biện pháp quản lý người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Rõ ràng trong quá trình sử dụng TikTok, người dùng không khó để nhận thấy những sai phạm này nhưng TikTok dường như không có động thái quyết liệt để kiểm duyệt nội dung độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng. Do đó, rất cần thiết có sự vào cuộc của cơ quan chức năng nhằm xây dựng môi trường mạng trong sạch, lành mạnh.
TikTok ra đời vào thàng 9/2017 bởi công ty ByteDance (Trung Quốc) và nhanh chóng đạt được những kỷ lục ấn tượng: mạng xã hội có số lượng người dùng tăng nhanh nhất, mạng xã hội có tỷ lệ người truy cập hàng ngày cao nhất,… Chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam từ cuối tháng 4 năm 2019, chỉ sau một thời gian ngắn, Việt Nam đã có khoảng 49,9 triệu người dùng TikTok (chiếm hơn 1/2 dân số), xếp thứ 6 trong 10 quốc gia sử dụng nền tảng mạng xã hội này nhiều nhất thế giới. Sự phát triển nhanh chóng này đã dẫn đến rất nhiều hệ luỵ không thể lường trước, do đó, các hoạt động thanh tra được kỳ vọng sẽ thay đổi những tiêu cực đang diễn ra trên TikTok, đảm bảo tuân thủ luật pháp Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội.
Minh Tiến
Vì sao TikTok dễ gây nghiện? Làm thế nào để thoát khỏi cơn nghiện TikTok?
10 sự thật đáng ngạc nhiên về mạng xã hội TikTok
Những quốc gia ban hành lệnh cấm TikTok
Bình luận (0
)