Những hiện vật công nghệ thông tin lần đầu lộ diện tại Bảo tàng CNTT Việt Nam

Những hiện vật công nghệ thông tin lần đầu lộ diện tại Bảo tàng CNTT Việt Nam

Chia sẻ kiến thức 09/08/2022

Những hiện vật thú vị dưới đây hiện được trưng bày tại Bảo tàng CNTT Việt Nam - một bảo tàng tư nhân do TS. Nguyễn Chí Công sáng lập đầu năm 2020.

Ra mắt vào tháng 1/2020, Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam, đặt tại số 89, ngõ 41 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội ;à nơi trưng bày hàng trăm hiện vật, sách vở, những tư liệu quý giá minh chứng cho sự phát triển của nền CNTT Việt Nam và Thế giới. Phần lớn hiện vật tại đây là do TS Nguyễn Chí Công sưu tầm, sử dụng, cất giữ kể từ khi trở thành kỹ sư tin học vào đầu thập kỷ 70 và nhiều món đồ do bạn bè, cộng đồng quan tâm trao tặng.

Hiện bảo tàng có 2 phòng trưng bày rất nhiều hiện vật giá trị. Đến với bảo tàng CNTT Việt Nam, người tham quan sẽ được lắng nghe những câu chuyện thú vị được chính nhà sáng lập bảo tàng – TS. Nguyễn Chí Công chia sẻ. 

Cùng nhìn ngắm một số hiện vật thú vị lần đầu tiên lộ diện tại bảo tàng, rất có thể nó có tuổi đời lớn hơn bạn!

Bảo tàng CNTT Việt Nam
Vivitar Mini Digital Camera là một loại máy ảnh số, sản xuất khoảng đầu năm 2000. Bản chất giống máy ảnh cơ học, vẫn có ống kính, nhưng thay vì dùng phim nhựa tráng bạc thì có 1 vi mạch điện tử có tác dụng cảm quang, khi ánh sáng vào sinh ra tín hiệu điện ghi vào bộ nhớ, sau đó đem thẻ nhớ đi đọc và xử lý tiếp thì ra được ảnh. Đây là một bước tiến lớn của công nghệ, khẳng định ưu việt của thời đại số hóa vì giúp người chụp ảnh bỏ qua khâu trung gian xử lý phim trong buồng tối bằng hoá chất. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
Chip CPU của hãng IBM, được sản xuất năm 1998. Chip có tốc độ xử lý lớn và kích thước to vì chứa cực nhiều transistor, lại có nhiều chân để vào/ra đồng thời nhiều tín hiệu. Ngoài chức năng CPU (xử lý trung tâm) còn có cả những mạch điện tử phụ, ví dụ để khi nóng quá báo dừng lại v.v.. Chip này dùng cả cho máy bàn và laptop. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
Trong ảnh là là 1 loại máy tính bỏ túi, chạy pin, dùng để tính toán kỹ thuật với những phương trình phổ thông như lượng giác, hình học, số học… có sử dụng phần mềm chứa trong chip nhớ. Thập niên 196x máy vi tính chưa ra đời, các nhà khoa học rất ưa chuộng loại máy tính này vì gọn nhẹ dù tính toán chậm. Máy tính có các thẻ chương trình, khi tính xong kết quả hiện lên màn hình. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
1 loại bộ nhớ di động gọi là Zip, bản chất không khác gì đĩa mềm, dung lượng 250MB, ra đời vào thập niên 1990, dùng để lưu trữ dữ liệu. Nhược điểm là tốc độ ghi/đọc thấp, lại làm bằng vật liệu từ tính nên dễ ẩm mốc, khó bảo quản. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
1 PCB (bảng mạch in) được thiết kế năm 1978 cho loạt máy tính VT81. PCB được hàn vào các ổ nối (connector) để cắm các Card điện tử nhỏ hơn. Các sợi mạch được mạ thiếc để tránh gỉ, lại có tiết diện to vì dòng điện đi qua có thể lớn. Nhìn chung PCB này khá đơn giản, bền chắc, có nhiều lỗ để bắt vít. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
1 loại Card điện tử với các giao diện chuẩn được dùng phổ biến trên máy tính cá nhân hồi thập niên 199x. Card này có chip điện tử và các điện trở, tụ điện, transistor để khuếch đại tín hiệu nhập vào từ microphone và xuất âm thanh ra loa hoặc tai nghe. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
1 loại router (bộ định tuyến) thời cuối thập niên 1990, cho phép máy tính nối mạng diện rộng và mạng cục bộ, ngoài ra còn có Wifi (kết nối không dây). Router này có thiết kế của Mĩ nhưng sản xuất tại Trung Quốc. Nó có 4 ổ cắm mạng Ethernet, 1 ổ nối mạng DSL cho Internet và antenna Wifi cho nhiều máy tính nối mạng cùng nhau. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam)
Bảo tàng CNTT Việt Nam
1 Card mạng có tốc bộ 10megabit/s, chế tạo trong thập niên 1990, cho phép nối giữa mạng cục bộ và máy vi tính (thường là laptop) thông qua 1 giao diện chuẩn gọi là khe PCMCIA viết tắt của cụm từ Personal Computer Memory Card International Association. (Ảnh: Bảo tàng CNTT Việt Nam).

Minh Tiến 

(Bài viết sử dụng tài liệu tham khảo từ TS. Nguyễn Chí Công – Nhà sáng lập bảo tàng)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại