Những lỗi sai học viên FUNiX thường gặp
"Trong khi làm assignment và quá trình code, có nhiều bài mẫu và các học viên FUNiX sẽ code lại, có thể bị sai hoặc thiếu dấu, và khó khăn nhất trong chính là tìm lỗi bởi các học viên chưa có nhiều kinh nghiệm." - Tutor Quang Minh chia sẻ
- 7+ bước giúp bạn học lập trình viết code tốt hơn
- Làm cách nào để lập trình viên lấy lại hứng thú khi chán viết code?
- Các phương pháp gỡ lỗi nhanh triển khai với Python
- Các cách thực tế để viết ngôn ngữ lập trình JavaScript tốt hơn (P1)
- Lời khuyên học code: Bạn sẽ làm gì khi gặp "bug"?
Table of Contents
Trong khuôn khổ buổi trò chuyện xTalk 108: Khám phá hệ thống Discord (29/10), với vai trò Tutor của hệ thống Discord FUNiX, 2 cựu xTer chương trình Chứng chỉ Doanh nghiệp – anh Đinh Anh Tuấn và anh Lê Quang Minh đã chia sẻ về những lỗi sai mà học viên FUNiX, đặc biệt là những xTer non-IT thường gặp phải trong quá trình học tập tại trường Mây
Đâu là lỗi mà học viên FUNiX thường gặp?
Tutor Lê Quang Minh chia sẻ rằng theo kinh nghiệm của anh, các bạn thường yếu về phần debug (gỡ lỗi). Trong khi làm assignment và quá trình code, có nhiều bài mẫu và các bạn code lại, có thể bị sai hoặc thiếu dấu, thường sẽ khó khăn nhất trong việc tìm lỗi bởi các học viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Ai code cũng sẽ gặp lỗi, nhưng việc quan trọng nhất là phải tìm ra lỗi và biết cách sửa như thế nào, đôi khi chỉ là một dấu chấm, dấu phẩy.
Trong khi đó, cựu xTer Đinh Anh Tuấn khảng định khi bắt đầu học môn web, gần như các kiến thức, nội dung lý thuyết đều hướng dẫn đúng. Tuy nhiên khi các bạn thực hành làm bài tập sẽ có các lỗi phát sinh, và theo anh cảm nhận, việc tìm lỗi và sửa lỗi sẽ dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu. Các bạn phải làm nhiều, gặp nhiều và hỏi, ban đầu các bạn sẽ gặp phải tình trạng không biết mình sai ở đâu và đặt câu hỏi cho lỗi sai đó như thế nào. Anh Tuấn mong muốn dù trong trường hợp nào các bạn cũng đều nên hỏi chắc chắn sẽ có người lắng nghe.
Làm thế nào để tìm và sửa lỗi thành công?
“Khi mới học FUNiX, mình cũng gặp lỗi sai và không tìm ra được nguyên nhân nhưng cố gắng đặt câu hỏi. May mắn có mentor hỗ trợ, mất gần cả tiếng để tìm lỗi cho mình, lúc đó đã là 1-2h sáng. Lỗi là chuyện bình thường. Bạn đi học, gặp lỗi là chuyện bình thường. Bạn đi làm, gặp lỗi cũng là chuyện bình thường. Nên khi gặp lỗi các bạn đừng ngại, đừng sợ, hãy đặt câu hỏi.” – anh Tuấn chia sẻ.
Khi đặt câu hỏi, 2 Tutor khuyên các bạn nên trình bày, cụ thể hành động nào đã phát sinh ra lỗi đó, nhiều khi chính quá trình đặt câu hỏi cũng giúp bạn tìm ra câu trả lời. Về chụp màn hình code, các bạn cũng chú ý về sự rõ ràng, bày tỏ suy nghĩ của các bạn rằng đang nghi ngờ lỗi ở chỗ nào, để một người chưa rõ về bài của các bạn cũng có thể đọc, hiểu nhanh nhất, biết ngay đó là lỗi gì để hỗ trợ.
Chia sẻ về công việc hỗ trợ học viên tìm lỗi sai và khắc phục, tutor Đinh Anh Tuấn khẳng định: “Một điều mình rèn luyện được trong quá trình làm tutor đó là fix bug cho các bạn. Khi làm bài, thường học viên sẽ luôn mắc lỗi nên việc làm tutor giúp mình nâng cao khả năng tìm, sửa lỗi sai và hướng dẫn cách khắc phục cho các bạn.”
Nhắn nhủ tới các xTer, đặc biệt là người non-IT, Tutor Lê Quang Minh chia sẻ để ghi nhớ kiến thức và hạn chế việc code sai sau này trong khi đi làm, cách duy nhất là hãy code thật nhiều: “Mình nhớ khi học câu lệnh điều kiện rẽ nhánh, mình dã lên các trang code online và đã dành 1 tuần để làm các bài tập liên quan đến kiến thức đó”. Việc code không chỉ giúp ghi nhớ kiến thức mà còn giúp bạn có thêm kinh nghiệm tìm ra và khắc phục các lỗi sai trong khi thực hiện các dự án sau này.
Minh Tiến
Bình luận (0
)