Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chuyển nghề của bạn
Một công việc nhàm chán, một nghề nghiệp bản thân không thực sự yêu thích... khiến bạn mệt mỏi và muốn thay đổi, lựa chọn chuyển nghề. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể tự tin làm được, vì vấp phải những nhân tố quan trọng sau đây.
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Người lao động học IT chuyển nghề làm thế nào để sớm có việc?
- Yếu tố đạo đức của AI trong kinh tế: Hiệu quả và tính công bằng
- Các đặc trưng của công nghệ phần mềm bền vững
Table of Contents
Cùng “nhận diện” những nhân tố gây ảnh hưởng đến lựa chọn chuyển nghề của bạn cũng như nhìn nhận đúng đắn về các nhân tố này và tìm cách hóa giải nếu chúng đang cản trở sự phát triển của chính bạn.
Sự phản đối của gia đình, người thân
Hầu hết các bạn muốn chuyển nghề đều sẽ đối mặt với phản ứng của người thân, gia đình đầu tiên. Và nếu trong trường hợp bị phản đối, thì thực sự là rất tệ.
Người thân, gia đình là bố mẹ, anh chị em ruột, hay thậm chí bạn thân, người yêu/ vợ của bạn nữa. Vì họ là những người rất quan trọng với bạn, nên ý kiến và góc nhìn của họ cũng ảnh hưởng cực lớn tới bạn. Nhiều xTer chia sẻ, chính vì áp lực từ người thân, mà họ mãi không dám dứt ra khỏi công việc quen thuộc nhàm chán, mà mình không yêu thích.
Trong tình huống định chuyển nghề, mà bị người thân gia đình phản đối, bạn hãy phân tích xem họ phản đối vì sao? Lý do mọi người đưa ra là gì? Có căn cứ cho những lý do ấy hay không? Việc bạn đồng tình hay làm ngược lại sự phản đối của mọi người, là xuất phát từ ý nghĩa, từ mong muốn thật sự thay đổi của bạn, hay đơn giản chỉ vì tính bướng bỉnh, cố chấp?
Nếu câu trả lời mang lý tính, thực tế và xuất phát từ mong muốn thực sự, không hề có sự giận dỗi, bồng bột, thì bạn nên tìm cách từ từ thuyết phục, hoặc có thể lặng lẽ làm theo ý mình (nếu bạn đã đủ tuổi trưởng thành, tự lo được cho mình rồi). Chắc chắn kết quả, hành động cuối cùng của bạn sẽ là câu trả lời cho tất cả: Khi bạn đã có thể chuyển nghề thành công, thay đổi chính mình tích cực hơn, thì người thân chắc chắn sẽ ủng hộ, tôn trọng bạn.
Điều kiện kinh tế eo hẹp
Bên cạnh lý do bị gia đình phản đối, thì điều kiện kinh tế eo hẹp là một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người có ý định chuyển nghề phải “chùn chân”: Bạn phải xoay sở với công việc không yêu thích để có tiền, có chi phí tối thiểu cho cuộc sống; nếu bỏ việc mà chưa thể chuyển nghề ngay, bạn có thể gặp rủi ro trong cuộc sống…
Thật sự, điều kiện kinh tế eo hẹp sẽ ảnh hưởng cực lớn để việc thay đổi nghề nghiệp. Khi đó, bạn cần phân tích tình hình tài chính của mình, đánh giá xem bạn muốn chuyển nghề việc công việc hiện thời không có tương lai, hay chỉ vì bạn đang áp lực trong giai đoạn ngắn và muốn từ bỏ?
Nếu nghiêm túc muốn chuyển đối nghề nghiệp, tìm hướng đi triển vọng, an toàn hơn, bứt phá hơn, thì hãy tính đến chuẩn bị kế hoạch tài chính cho việc chuyển nghề. Không cần nóng vội, nói bỏ việc là bỏ việc, bạn hãy chăm chỉ làm lụng để tích cóp một khoản tiền giúp cho mình có thể tạm sống ở điều kiện cơ bản khi ngừng làm việc, chuyển nghề. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm những nhà tài trợ, các cơ hội chuyển nghề không mất phí, hay tranh thủ vừa học vừa làm để chuyển nghề… nhằm giảm độ rủi ro cho mình.
Thiếu định hướng
Không có định hướng thì làm gì cũng khó, bao gồm cả chuyển nghề. Nếu định chuyển nghề, bạn phải nghiên cứu rõ ràng định hướng tương lai, xem mình có thể làm gì, làm gì tốt, và thay đổi công việc ra sao.
Đừng hành động một cách vội vàng, thiếu tính toán, vì nhất định bạn có thể phải gánh chịu hậu quả không dễ chịu chút nào. Trái lại, có định hướng cụ thể, bạn sẽ sớm gặt hái được thành công nhờ chuyển nghề, chuyển việc.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)