Cách phân biệt giữa ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình bậc cao | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Cách phân biệt giữa ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình bậc cao

Chia sẻ kiến thức 05/05/2022

Cách phân biệt giữa ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì ? Trong bài viết dưới đây, FUNiX sẽ giải thích cho bạn sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này một cách có hệ thống cũng đính chính những nhận định sai lầm thường thấy trên các forum /blog trước nay.

>> Khóa học lập trình cơ bản

>> Kỹ thuật lập trình PHP

Khi tìm hiểu về lập trình, bạn sẽ được học về ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình bậc cao. Vậy cách phân biệt giữa hai ngôn ngữ này như thế nào ? 

1. Ngôn ngữ lập trình là gì?

Ngôn ngữ lập trình (programming language) là ngôn ngữ được phát triển và chuẩn hóa theo một hệ thống quy tắc riêng. Theo đó, lập trình viên sẽ thực hiện mô tả các chương trình làm việc đảm bảo cả con người và máy tính đều hiểu được nhau.

Ngôn ngữ lập trình dùng để viết các chương trình phần mềm, ứng dụng và cả website. Được biết, mỗi ngôn ngữ sẽ có những đặc điểm riêng bao gồm: cú pháp, từ vựng, ý nghĩa và mục đích.

Ngôn ngữ lập trình dùng để viết các chương trình phần mềm
Ngôn ngữ lập trình dùng để viết các chương trình phần mềm.

Hiện có 3 loại ngôn ngữ lập trình chính:

  • Ngôn ngữ máy (Machine Language).
  • Hợp ngữ (Assembly Language).
  • Ngôn ngữ bậc cao (High Level Language).

Trong đó, hợp ngữ là một ngôn ngữ trung gian. Nó được hiểu là trên một cấp so với ngôn ngữ máy. 

Lưu ý:

  • Các ngôn ngữ muốn chạy được thì cần phải: biên dịch sang ngôn ngữ máy (C, C++, Assembler, Pascal…). Hoặc phải được thông qua 1 hoặc 1 hệ chương trình để thông dịch thực thi (Java, Python, PHP, Perl…)
  • Đặc biệt, việc lựa chọn ngôn ngữ phù hợp rất quan trọng trong lập trình. Vì nó vừa ảnh hưởng đến bảo mật vừa liên quan đến sự thông dụng trong việc sửa chữa.

>>> Xem thêm: Top 20 ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học bạn nên biết – Phần 1

2. Cách phân biệt giữa ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình bậc cao

2.1 Ngôn ngữ máy 

Máy tính muốn giao tiếp được với phần cứng cần sử dụng ngôn ngữ máy (Machine Language). Đây là ngôn ngữ duy nhất dùng viết chương trình, mà máy tính có thể hiểu ngay lập tức sau đó và được viết bằng mã nhị phân 0 – 1 hoặc mã hex. 

Cách phân biệt giữa hai ngôn ngữ
Cách phân biệt giữa hai ngôn ngữ.

Ưu điểm :

  • Có thể trao đổi và thực hiện các yêu cầu đối với phần cứng một cách nhanh chóng hơn.
  • Không cần sử dụng trình biên dịch code, máy tính vẫn sẽ trực tiếp hiểu những gì bạn viết ra.
  • Khai thác được tối đa chức năng của phần cứng.

Nhược điểm :

  • Phải nhớ toàn bộ code hoạt động và vận hành.
  • Phải lưu lại tất cả các địa chỉ memory.
  • Để debug một chương trình viết bằng ngôn ngữ máy là rất khó.

>>> Đọc ngay: Học lập trình online có ưu điểm vượt trội gì?

2.2 Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ được lập trình với sự trừu tượng hóa mạnh mẽ từ các chi tiết của máy tính. Ngôn ngữ này có thể sử dụng các yếu tố ngôn ngữ tự nhiên, dễ sử dụng hơn hoặc tự động hóa các khu vực quan trọng của hệ thống máy tính. Chúng giúp quá trình phát triển chương trình trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn. 

Ngôn ngữ lập trình bậc cao
Ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao:

  • Viết được các ứng dụng di động trên nhiều nền tảng khác nhau và độc lập với mọi kiến trúc.
  • Vì được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên nên ngôn ngữ lập trình bậc cao được đánh giá là dễ hiểu hơn. 
  • Mức độ trừu tượng cao hơn so với các ngôn ngữ của máy tính.
  • Có thể sử dụng để viết phần mềm, chạy trên nhiều nền tảng và kiến trúc.
  • So với ngôn ngữ bậc thấp, ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn.

Nhược điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao:

  • Không thể thực hiện tối ưu hóa hiệu suất hoặc dùng một số phần cứng nhất định.
  • Bộ nhớ tiêu thụ ở mức cao hơn.
  • Chương trình nhị phân có kích thước lớn hơn.
  • Phải dùng chương trình dịch để chuyển.

Tóm lại, những điểm khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ này bao gồm:

Ngôn ngữ máy

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

  • Ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.
  • Các lệnh được viết ở dạng mã nhị phân hoặc mã hex.
  • Ngôn ngữ tương tự như ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy.
  • Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: Pascal, C, Java, …
  • Ưu điểm: Khai thác hết tất cả các tính năng phần cứng của máy tính, có thể trực tiếp hiểu được mà không cần chương trình dịch.
  • Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ chỉnh sửa, có tính độc lập cao.
  • Nhược điểm: Khó hiểu, khó ghi nhớ, sử dụng nhiều câu lệnh để biểu diễn các thao tác.
  • Nhược điểm: Cần dùng chương trình dịch để chuyển.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây FUNiX vừa chỉ ra một số điểm khác biệt giữa ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình bậc cao. Mong rằng, những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai ngôn ngữ này, từ đó biết cách ứng dụng sao cho phù hợp nhất!

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:

>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:

Top 20 ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học bạn nên biết – Phần 2

Ngôn ngữ lập trình Java: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về Java

8 Ứng dụng thực tế hàng đầu của PHP và các bước để theo đuổi ngôn ngữ lập trình PHP

Các ngôn ngữ lập trình thường dùng ở ĐH CNTT

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại