Quốc gia nào đang sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất thế giới?
Bằng sáng chế là một hình thức sở hữu trí tuệ, trao quyền hợp pháp cho nhà phát minh để loại trừ việc những người khác sử dụng hoặc tạo ra một phát minh tương tự hoặc sao chép về mặt kiểu dáng, kỹ thuật khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu.
- Quyền riêng tư về dữ liệu có tác động thế nào đến sự phát triển của AI?
- AI có nên được đối xử như con người hay không?
Table of Contents
Bằng sáng chế được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá về sự phát triển của nền khoa học – công nghệ các quốc gia. Số lượng các bằng sáng chế độc quyền, giải pháp hữu ích, phần nào sẽ cho thấy đất nước đó có nhiều phát minh, ý tưởng sáng tạo và có phát triển năng động về khoa học, CNTT hay không.
Trong bảng xếp hạng bằng sáng chế tính theo đơn vị quốc gia, Trung Quốc đang dẫn đầu với tổng số khoảng 695,946 đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế được nộp mỗi năm. Vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Theo thống kê vào năm 2022, mười quốc gia đầu tiên trong bảng xếp hạng chiếm hơn 88% tổng số đơn nộp hàng năm.
Bằng sáng chế là gì?
Bằng sáng chế là một chứng nhận độc quyền do Hiệp ước hợp tác Patent (Hiệp ước PCT) cấp. Trước khi đăng ký bằng sáng chế quốc tế, các chủ sỡ hữu sản phẩm, nhà phát minh phải cung cấp đầy đủ giấy tờ, bằng chứng,.. để đơn vị chứng nhận xác nhận phạm vi bảo hộ.
Bằng sáng chế là một hình thức sở hữu trí tuệ, trao quyền hợp pháp cho nhà phát minh để loại trừ việc những người khác sử dụng hoặc tạo ra một phát minh tương tự hoặc sao chép về mặt kiểu dáng, kỹ thuật khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu.
Về tên gọi, bằng sáng chế của mỗi quốc gia lại có những hình thức gọi tên khác nhau. Ví dụ ở Hoa Kỳ, quyền kiểu dáng công nghiệp đôi khi được gọi là bằng sáng chế thiết kế, quyền của nhà tạo giống cây trồng ở một số nơi sẽ gọi là bằng sáng chế cây trồng, hoặc các quyền sở hữu các sản phẩm, mô hình tiện ích sẽ được gọi là bằng chế đổi mới,…
Đăng ký bằng sáng chế quốc tế tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật, các cá nhân, tập thể muốn đăng ký bằng sáng chế quốc tế có thể thực hiện theo các bước sau (thông tin được đăng tải trên trang luatvietnam.vn – Theo khoản 27 Mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN):
- Nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các nước thành viên trước thì khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Việc xử lý đơn sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia nộp đơn đăng ký.
- Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế qua Hiệp ước hợp tác Patent.
10 quốc gia đứng đầu về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế vào năm 2022
- Trung Quốc: 695,946
- Hoa Kỳ: 327,307
- Nhật Bản: 184,372
- Hàn Quốc: 145,882
- Ấn Độ: 30,721
- Brazil: 26,872
- Liên Bang Nga: 23,662
- Canada: 22,687
- Đức: 21,113
- Úc: 17,155
Bằng sáng chế ở Trung Quốc
Trung Quốc đã cấp phép cho hơn 2,53 triệu bằng sáng chế trong 5 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 13,4%. Năm 2021, quốc gia này đã công nhận khoảnh 695,400 bằng sáng chế quốc tế. Tỷ lệ sở hữu bằng sáng chế trung bình ở Trung Quốc đạt 7,5 trên 10000 người, gần gấp đôi so với cuối năm 2017.
Theo Kế hoạch Phát triển Quyền sở hữu trí tuệ trong 15 năm (2021-2035), Trung Quốc đã đặt mực tiêu rõ ràng rằng giá trị của các ngành công nghiệp sáng tạo và sử dụng nhiều bằng sáng chế sẽ đóng góp 13% GDP của đất nước vào năm 2025.
Bằng sáng chế ở Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, bằng sáng chế được tin tưởng rộng rãi bởi công chúng sau khi Apple và nhiều công ty công nghệ đã sử dụng bằng sáng chế để có thể sở hữu độc quyền với một số phát minh nhất định. Tầm quan trọng của việc cấp độc quyền cho các phát minh được quy định rõ kể từ khi Hiến pháp của Hoa Kỳ được thông qua. Việc công nhận bằng sáng chế, sở hữu độc quyền được quy định trong điều I, mục 8 của Hiến pháp.
Để được bảo vệ bằng sáng chế theo luật pháp Hoa Kỳ, người được cấp bằng sáng chế phải nộp đơn lên USPTO (United States Patent and Trademark Office – Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Hoa Kỳ), cơ quan này sẽ xem xét, thẩm định để xác định xem sáng chế đó có đủ điều kiện để được cấp bằng sáng chế hay không. Luật về bằng sáng chế trao cho chủ sở hữu quyền loại trừ những người khác chế tạo, sử dụng hoặc buôn bán các phát minh của họ.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 2.500 bằng độc quyền sáng chế và khoảng 2.800 giải pháp hữu ích.
Minh Tiến
>> Singapore đang thử nghiệm AI trong giáo dục như thế nào?
>> Top 5 trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Singapore
>> Những tiến bộ công nghệ giúp Singapore trở thành quốc gia thông minh
Bình luận (0
)