Quyền riêng tư về dữ liệu có tác động thế nào đến sự phát triển của AI?

Quyền riêng tư về dữ liệu có tác động thế nào đến sự phát triển của AI?

Chia sẻ kiến thức 24/08/2023

Quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả và quyền cơ sở dữ liệu, là một khung pháp lý khác tác động trực tiếp đến việc truy cập dữ liệu AI. Những quyền này có khả năng vừa tạo điều kiện vừa cản trở sự phát triển của AI. 

Các ứng dụng AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, AI có nhiều tiềm ẩn rủi ro phát sinh từ việc thu thập, truy cập, xử lý và chia sẻ dữ liệu. 

Hiện nay, một số luật về dữ liệu đã được triển khai nhằm đảm bảo việc sử dụng AI an toàn cho người dùng và ngăn chặn các tình huống xấu xảy ra như rò rỉ dữ liệu, đánh cắp hoặc bị tấn công bởi kẻ xấu. 

Quyền riêng tư về dữ liệu có tác động thế nào đến sự phát triển của AI? (Ảnh: Internet)

Quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu

Luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư yêu cầu phải áp dụng một số biện pháp bảo vệ nhất định nhằm bảo vệ các cá nhân để cho phép luồng dữ liệu được tự ho và hữu ích. Các quy tắc sẽ có phần khác nhau giữa các quốc gia, khu vực nhưng nhìn chung chúng có thể giới hạn quyền truy cập dành cho các công ty AI đối với các bộ dữ liệu chứa thông tin cá nhân. 

Ví dụ, theo GDPR, việc sử dụng bộ dữ liệu phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ dữ liệu (dùng cho mục đích cụ thể và hợp pháp). Tương tự như vậy, các quy định về quyền riêng tư yêu cầu các công ty cung cấp cho mọi người quyền truy cập và thông tin về việc xử lý dữ liệu của họ.

Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng các quy định về quyền riêng tư trên toàn thế giới tuân theo các cách tiếp cận khác nhau với việc truy cập và sử dụng dữ liệu. Tuy nhiên, việc thiếu chế độ bảo mật dữ liệu toàn cầu thống nhất cũng có thể cản trở luồng dữ liệu vượt ra ngoài biên giới. Việc hài hoà các khuôn khổ về quyền riêng tư trong nước và khu vực thông qua hợp tác quốc tế có thể giúp dữ liệu được trao đổi và chia sẻ một cách nhanh chóng, công bằng để phát triển các công cụ AI dựa trên data. 

Ngoài ra, sự khác biệt trong quy định truy cập dữ liệu giữa các khu vực cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của các công cụ AI. Các công ty AI quan tâm đến việc phát triển công cụ của họ ở những quốc gia có luật riêng tư ít khắt khe hơn, ít hạn chế hơn, giúp tăng tính khả dụng của dữ liệu và giảm chi phí tuân thủ. 

Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng các quy định về quyền riêng tư trên toàn thế giới tuân theo các cách tiếp cận khác nhau với việc truy cập và sử dụng dữ liệu.

Quyền sở hữu trí tuệ 

Quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả và quyền cơ sở dữ liệu, là một khung pháp lý khác tác động trực tiếp đến việc truy cập dữ liệu AI. Những quyền này có khả năng vừa tạo điều kiện vừa cản trở sự phát triển của AI. 

Một trong những lý do chính đó là quyền sở hữu trí tuệ, được xử lý khác nhau trong luật pháp của mỗi quốc gia, với sự khác biệt đáng kể về mức độ bảo vệ cơ sở dữ liệu. Mặc dù luật pháp quốc tế đã được áp dụng nhưng chúng chỉ mới thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ tối thiểu được áp dụng trong luật pháp của mỗi nước. 

Tại Hoa Kỳ, cơ sở dữ liệu chỉ có thể được bảo vệ bằng quyền biên soạn, quyền này sẽ cấp bản quyền nếu dữ liệu được “chọn lọc, phối hợp và sắp xếp theo cách sao cho toàn bộ tác phẩm tạo thành tác phẩm gống có quyền tác giả”. Về bản chất, quyền biên soạn chỉ bảo vệ cơ sở dữ liệu đã được tập hợp hoặc quản lý với mức độ sáng tạo tối thiểu, chúng không cung cấp sự bảo vệ cho người sáng tạo chỉ vì thời gian và công sức bỏ ra. 

Cơ sở dữ liệu không đủ điều kiện để có quyền biên soạn sẽ không được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ và người sáng tạo không thể ngăn cản người khác truy cập hoặc sử dụng chung một cách hợp pháp. Úc, Brazil, Trung Quốc, Hongkong, Nhật Bản và Singapore là những quốc gia chỉ cung cấp mức bảo vệ này, do đó, việc bảo vệ cơ sở dữ liệu được ra ở các quốc gia này sẽ theo luật IP khó khăn hơn. 

Quyền cơ sở dữ liệu Sui generic là một loại bảo vệ tồn tại ở Châu Âu bên cạnh quyền biên soạn. Để đủ điều kiện được bảo hộ, khoản đầu tư phải phải sử dụng một lượng lớn nguồn lực, nỗ lực, cả về số lượng lẫn chất lượng. Về bản chất, quyền này công nhận và bảo vệ thời gian cũng như nguồn lực đầu tư và công việc tạo, duy trì cơ sở dữ liệu. Loại bảo mật rộng rãi hơn cho phép các chủ sở hữu ngăn người khác truy cập vào dữ liệu của họ, có khả năng hạn chế AI phát triển. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng luật sở hữu trí tuệ không phải là cách duy nhất để người tạo cơ sở dữ liệu bảo vệ  tác phẩm của mình. Người sáng tạo có thể hạn chế quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu một cách hợp pháp thông qua luật hợp đồng. 

Do đó, việc tồn tại hoặc thiếu các khung pháp lý, khác nhau về quyền truy cập và quyền đối với dữ liệu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phát triển của của công cụ AI. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tạo động lực cho các cá nhân và tổ chức chia sẻ dữ liệu của họ hoặc tham gia xây dựng các công cụ, bộ dữ liệu mới. Việc thiếu chế độ pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ hoặc quyền riêng tư toàn cầu hài hoà có thể cản trở luồng dữ liệu xuyên biên giới và làm hạn chế sự phát triển của AI trên thế giới. 

Minh Tiến

(dịch từ: https://roboticsbiz.com/impact-of-data-laws-on-ai-developments/) 

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Phân tích dữ liệu kinh doanh là làm gì năm 2022

Data analyst là gì? Tất cả những gì cần biết về nghề phân tích dữ liệu Data analyst

Nhà phân tích dữ liệu so với Nhà khoa học dữ liệu: Sự khác biệt là gì?

Trang bị Kỹ năng phân tích dữ liệu cho người mới

Nhà phân tích dữ liệu làm gì: mô tả, trách nhiệm?

Giải đáp về Các loại nhà phân tích dữ liệu Data Analyst

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!