Rủi ro và bất lợi của Bitcoin là gì ?
Được hi vọng sẽ thay đổi thế giới và hệ thống tiền tệ, tuy nhiên Bitcoin vẫn mang lại những rủi ro và bất lợi nhất định cho người nắm giữ. Vậy những bất lợi và rủi ro của Bitcoin có thể kể đến là gì?
Ban biên tập website FUNIX xin được gửi tới bạn đọc đánh giá về những bất lợi và rủi ro của Bitcoin được tổng hợp từ nhóm Facebook Diễn đàn phổ cập Blockchain như sau:
1. Không thể đảo chiều giao dịch
Đây có thể xem là 1 đặc tính lợi thế nhưng cũng đi kèm nguy cơ phải trả giá nếu có sự nhầm lẫn. Điều này sẽ khác với hệ thống tài chính tập trung là chúng ta có thể lên quầy giao dịch làm loạn lên để đòi quyền lợi của mình.
2. Phí giao dịch
Mặc dù được xem là miễn phí tuy nhiên khi càng có nhiều máy đào tham gia hệ thống và số lượng BTC ngày càng ít đi thì độ khó sẽ tăng lên. Tức là khi bạn gửi thì vẫn được miễn phí tuy nhiên sẽ rơi vào cuối danh sách giao dịch được xác nhận. Nghĩa là các giao dịch có phí sẽ được thợ đào lựa chọn ưu tiên xác nhận trước, theo thời gian thì cấp độ khó sẽ tăng lên khiến cho việc nhận phần thưởng các khối không còn nữa thì việc các thợ sẽ lấy phí giao dịch để bù vào là hoàn toàn có thể xẩy ra.
3. Thiếu khả năng mở rộng
Như ta đã biết thì cứ 10 phút mạng lưới BTC mới thêm một khối giao dịch mới vào Blockchain và mỗi khối thường chưa ít hơn 2000 giao dịch = 3 giao dịch /giây cho dù tăng công suất thì cũng chỉ khoảng 6 giao dịch được xử lý mỗi giây mà nếu đem so với hệ thống Visa là 20.000 giao dịch/s thì thực sự quá “nhi đồng” . Ngoài ra khi được chấp nhận thanh toán bằng BTC thì phải đủ 6 xác nhận thì giao dịch mới hoàn thành tức là có khi phải đợi cả tiếng mới hoàn thành xong thanh toán
4. Minh bạch nhưng thiếu riêng tư
Minh bạch là vì ai cũng có thể có quyền xem xét trên hệ thống BTX tuy nhiên điều đó có nghĩa là lộ thông tin , hãy tưởng tượng bạn bè người thân lúc nào cũng biết bạn đang có tiền thì sao nhỉ ? kể cả những kẻ xấu nữa ..
5.Bảo mật cao cũng là con dao 2 lưỡi
Chúng ta có thể dễ dàng nhớ các loại mật khẩu khác như mail, tài khoản ngân hàng, vv… tuy nhiên nếu không dùng phương pháp ghi nhớ đặc biệt mà để nhớ được tài khoản ví BTC cũng quả là khó nhằn, nếu tự nhiên quên hoặc nơi lưu trữ tài khoản ví bị mất thì coi như là “xong phim”, đào cả bãi rác lên để tìm ổ cứng cứng chứa 7500BTC cũng không thấy.
6. Biến động giá
BTC được xem là tiền tệ ở tương lại nhưng ở hiện tại thì chắc chắn là chưa, đa phần mọi người xem nó là sản phẩm đầu cơ là chính, cứ nhìn biểu đồ BTC thì biết, nếu là tiền tệ mà mỗi ngày 1 giá thì không biết sẽ ổn định kinh tế, tài sản kiểu gì tất nhiên là không phải ai cũng đủ khả năng nắm giữ 1 loại tiền chứa đựng rủi ro và cơ hội như vậy.
7. Tấn công mạng lưới BTC
Hay còn gọi là phương pháp tấn công quá bán để kiểm soát hệ thống BTC, mặc dù rất khó có thể xẩy ra khi mạng lưới được phân tán khắp nơi tuy nhiên khả năng có ai đó tay đủ lớn để ôm gọn hệ thống là vẫn có thể xẩy ra về mặt lý thuyết, đã có những đề xuất như kiểu phóng vệ tinh lên để phân tán hệ thống đào để tránh sự kiểm soát tập trung , tuy nhiên đã không biết đã có máy đào nào vệ tinh hoạt động chưa nhỉ ?
8. Duy trì mạng lưới không thân thiện môi trường
Tất nhiên là cuộc sống chúng ta có ti tỉ thử không thân thiện môi trường đang được sử dụng, Nhiều công ty tập đoàn , ngành nghề trên thế giới cũng đang vận hành không mấy thân thiện với môi trương tuy nhiên không phải vì thế BTC lấy lí do đó để phát triển hệ thống của mình, mặc dù đã có những giải pháp được áp dụng như sử dụng các nguồn năng lượng dư thưa, năng lượng tái chế tuy nhiên vẫn đâng ở mức thấp, hi vọng trong tương lai sẽ phát triển thêm được nhiều tính năng xanh hơn
Chia sẻ từ anh Nguyễn Thành Trung từ nhóm Facebook Diễn đàn phổ cập Blockchain
Xem thêm:
Khóa học Blockchain Deverloper
Doanh nghiệp đạt hàng lập trình viên Blockchain từ FUNIX
Bình luận (0
)