Thông tin về ngôn ngữ lập trình mà nhà phát triển phần mềm cần biết sớm

Thông tin về ngôn ngữ lập trình mà nhà phát triển phần mềm cần biết sớm

Chia sẻ kiến thức 29/01/2022

Nhiều nhà phát triển làm việc một mình cho rằng mọi lập trình viên đều viết ra các dòng code hoàn toàn chính xác. Các lập trình viên này thường nghĩ rằng chỉ cần nỗ lực và dành thời gian thì sẽ có được những dòng code “hoàn hảo”. Nhưng dù họ đã dành rất nhiều thời gian để tạo ra một dòng code nhưng vẫn xuất hiện các dòng lỗi nhất định.

Những nhà phát triển phần mềm đôi khi sẽ  nghe thấy nhiều ý kiến chưa chính xác về “dòng code” (ví dụ như đánh giá sản phẩm dựa trên các  code). Bởi vì những nhận xét của chúng ta về chất lượng, tính ứng dụng của sản phẩm dựa trên các đoạn code là chưa đủ căn cứ. Việc bạn sử dụng các dòng code của ngôn ngữ lập trình để đánh giá chất lượng không khác gì việc đánh giá chất lượng một quyển sách theo số trang vậy. 

Ngôn ngữ lập trình không nhất thiết phải là “Tốt” hoặc “Xấu”

Khi lấy các ngôn ngữ lập trình để so sánh với nhau, người ta thường nói rằng ngôn ngữ này tốt hơn ngôn ngữ kia, ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn ngôn ngữ kia,… Điều này đã gián tiếp mang lại sự khập khiễng, phân cấp giữa các loại ngôn ngữ lập trình

Giữa các ngôn ngữ lập trình chắc chắn có sự khác biệt nhưng chúng đều có thể sử dụng được. Hơn nữa, chúng đều  sở hữu những lợi thế riêng có thể ứng dụng vào các lĩnh vực phù hợp. Giống như việc chúng ta không thể so sánh một chiếc tuốc nơ vít với một chiếc búa xem cái nào tốt hơn được, vì mỗi vật dụng sẽ đều phát huy điểm mạnh khi sử dụng đúng công năng của chúng.

Không có ngôn ngữ lập trình tốt hoặc xấu
Không có ngôn ngữ lập trình tốt hoặc xấu

 

Trong một số trường hợp chúng ta vẫn phải chọn ngôn ngữ trước khi viết, ví dụ khi bạn viết code giao diện người dùng sẽ không có sự lựa chọn. Tuy nhiên, rất ít trường hợp chúng ta bắt buộc dùng một loại ngôn ngôn ngữ. Trong các dự án thực tế, việc lựa chọn ngôn ngữ sẽ là công đoạn ít quan trọng nhất.

Dưới đây là một số vấn đề cốt lõi mà chúng ta có thể dựa vào để lựa chọn ngôn ngữ lập trình khi viết. Các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Lượng các tài nguyên online có sẵn 
  • Tốc độ phát triển
  • Tính dễ dàng khi kiểm tra lỗi
  • Chất lượng và bề rộng của hệ sinh thái
  • Hiệu suất thực thi

Rất khó để đọc các dòng code của người khác

Đọc code của người khác là rất khó khăn, Robert C. Martin nói về điều này trong “Clean Code”:

“Thật vậy, tỷ lệ thời gian dành cho việc đọc so với viết là 10 lần. Chúng tôi liên tục đọc code cũ như một phần của nỗ lực viết code mới…”

Nhưng việc chúng ta xem code của người khác sẽ giúp cải thiện rất nhiều kỹ năng đọc code. Như lập trình viên Ryland Goldstein kể lại rằng “Từ năm 2019, anh ấy thường xuyên xem lại các Pull request trên Github. Với mỗi lần anh ấy đọc dù đồng tình với những lựa chọn trên Pull request này, nhưng Goldstein vẫn sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với cách viết của mình”. Dưới đây là một số lý do tuyệt vời để chúng ta nên đọc các đoạn code của người khác:

  • Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, chỉ cần bạn tìm được một dự án mã nguồn mở cảm thấy thích thú
  • Việc đọc code của người khác sẽ giúp bạn nhận ra những sai sót và từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân tránh được những sai lầm đó
  • Bạn có thể học hỏi những cách viết code đa dạng từ nhiều lập trình viên khác nhau để từ đó ứng dụng vào các dự án của bản thân

Nhà phát triển sẽ không bao giờ viết code “hoàn hảo”

Nhà lập trình sẽ không bao giờ viết code hoàn hảo
Nhà lập trình sẽ không bao giờ viết code hoàn hảo.

Nhiều nhà phát triển làm việc một mình cho rằng, mọi lập trình viên đều viết ra các dòng code hoàn toàn chính xác. Họ thường nghĩ rằng chỉ cần nỗ lực và dành thời gian sẽ có được những dòng code “hoàn hảo”. Nhưng các nhà phát triển này đã dành rất nhiều thời gian để tạo ra một dòng code, nhưng nó vẫn xuất hiện các dòng lỗi nhất định. Chỉ khi  làm việc với một nhóm hoặc công ty, chúng ta mới nhận ra là rất khó để viết một dòng code thực sự hoàn hảo. 

Nhưng câu hỏi dành cho chúng ta là “Khi các code đi vào hệ thống hầu như luôn luôn chính xác, tại sao lại vậy?” Câu trả lời đó là đánh giá, nhận xét code.

Nhiều lập trình viên chưa thực hiện kiểm tra các code trước khi đưa vào hệ thống, đây thực sự là một sai lầm. Khi chúng ta xem xét lại các dòng code đã viết thì mới có thể phát hiện các lỗi và chỉnh sửa cho hợp lý.

Bạn hãy cởi mở để đón nhận những lời nhận xét từ người có chuyên môn vì chúng chỉ là code chứ không phản ánh khả năng, trình độ của bạn. Khi đó các dòng code bạn viết ra sẽ dần tốt hơn và tiệm cận với sự “hoàn hảo”.

Một lập trình viên dùng bao nhiêu giờ một ngày để làm việc với ngôn ngữ lập trình?

Đây là thắc mắc của khá nhiều người nhưng chưa có một câu trả lời nào rõ ràng. Lập trình là một công việc đòi hỏi chuyên sâu về tinh thần và khả năng tập trung cao độ. Nên việc yêu cầu họ việc 8 tiếng một người, 5 ngày một tuần là không hợp lý. Theo nhiều bài báo cho rằng, rất ít các nhà phát triển dành đến 08 tiếng một ngày để làm việc với ngôn ngữ lập trình. Một vài trường hợp cần phải hoàn thành đúng thời hạn nên sẽ cần nhiều thời gian hơn một chút.

Nhiều tài liệu nhận định việc bạn tích cực lập trình 08 tiếng một ngày thậm sẽ mang lại hiệu suất kém hơn. Thực sự là như vậy, bạn chỉ nên dành 04 tiếng một ngày để viết code , 04 tiếng còn lại bạn có thể dành cho các công việc khác như:

  • Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công việc
  • Thảo luận về công việc với đồng nghiệp, cấp trên
  • Hỗ trợ đồng nghiệp đang gặp khó khăn với công việc
  • Lập kế hoạch cho dự án
  • Đánh giá, kiểm tra code 

Đối với những lập trình viên mới sẽ không tránh khỏi những khó khăn trong chặng đường đầu tiên vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Nhiều người thường rất lo lắng khi phải lựa chọn một ngôn ngữ lập trình để viết code . Nhưng việc bạn chọn lựa ngôn ngữ lập trình sẽ không quyết định đến tính ứng dụng của sản phẩm, vậy nên hãy thoải mái với công đoạn này.

Công Sơn

Nguồn: https://stackoverflow.blog/2019/08/07/what-every-developer-should-learn-early-on/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!