Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024

Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024

Chia sẻ kiến thức 21/02/2024

Người tìm việc có thể thấy thị trường lao động năm 2024 cạnh tranh hơn, vì các công ty thực hiện sa thải để cắt giảm chi phí, chậm tuyển dụng và đề nghị mức lương thấp. Nhưng một số vị trí việc làm vẫn có những triển vọng sáng hơn, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.

Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024(Nguồn: Internet)
Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024

1. Ngành công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, ngành công nghệ thông tin (CNTT) sẽ có triển vọng đầy hứa hẹn vào năm 2024. Lĩnh vực công nghệ được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng đáng kể là 15% cho đến năm 2031. Sự tăng trưởng này sẽ tạo ra khoảng 682.800 cơ hội việc làm mới trong thập kỷ tới.

Có thể kể đến một số lĩnh vực như: An ninh mạng, Khoa học dữ liệu và phân tích dữ liệu, Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA), Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML), Công nghệ chuỗi – khối (blockchain), Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), Tiếp thị kỹ thuật số.

Một số vị trí việc làm vẫn có những triển vọng sáng hơn, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.

Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore, Canada và Australia.. là những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Mức lương trung bình mỗi năm của nhân viên ngành này ở Mỹ khoảng 105.000 USD (2,5 tỷ đồng).

Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành công nghệ thông tin (CNTT), với Thung lũng Silicon – nơi hội tụ các công ty lớn nhất như Google, Meta, Apple và Microsoft.

Đây cũng là quốc gia chi trả mức lương cao nhất trên thế giới cho nhân viên ngành CNTT. Mức lương trung bình hàng năm của nhân viên ngành này khoảng 105.000 USD (2,5 tỷ đồng).

Theo thống kê của PayScale hồi tháng 3, mức lương trung bình của nhân viên các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ lần lượt như sau: Facebook là 116.800 USD/năm (2,7 tỷ đồng), LinkedIn 110.800 USD/năm (2,6 tỷ đồng) và Google 106.900 USD/năm (2,5 tỷ đồng).

Facebook là công ty trả lương cao nhất cho nhân viên. Nhân sự trong tập đoàn có mức lương phổ biến từ 150.000-250.000 USD/năm (3,5-5,9 tỷ đồng).

Trong đó, có một số vị trí sở hữu mức lương cao như sau: Kỹ sư phần mềm lương 100.000-308.000 USD/năm (2,3-7,3 tỷ đồng); Kỹ sư dữ liệu lương 100.000-272.000 USD/năm (2,3-6,4 tỷ đồng); Kỹ sư máy học (machine learning) lương 160.000-308.000 USD/năm (3,7-7,3 tỷ đồng); Nhân viên dữ liệu, phân tích và nghiên cứu lương 100.000-283.000 USD/năm (2,7-5,7 tỷ đồng); Nhà nghiên cứu khoa học lương 130.000-283.000 USD/năm (3-5,7 tỷ đồng).

2. Lương ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam nằm trong top cao bậc nhất

Lương ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam nằm trong top cao bậc nhất
Lương ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam nằm trong top cao bậc nhất (Nguồn: Internet)

Trong khi đó, nhân sự IT phần mềm nằm trong số những ngành được trả lương cao nhất tại Việt Nam, với mức hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Trong số 10 ngành nghề được khảo sát, IT phần mềm và Công nghệ thông tin (CNTT) thuộc nhóm có lương cao nhất khi so sánh về nhân sự có cùng thâm niên.

Cụ thể, vị trí thực tập sinh trong lĩnh vực IT phần mềm có lương 3-5 triệu đồng. Trong khi đó, lương cùng vị trí của ngành truyền thông, quảng cáo là 2,5-4 triệu đồng, ngành kiểm toán 3-4 triệu đồng và ngành giáo dục là 2,5-4,3 triệu đồng.

Với thâm niên 1-3 năm, nhân sự ngành IT phần mềm được trả 15-30 triệu đồng, còn trên 5 năm kinh nghiệm là 30-50 triệu đồng. Với ngành CNTT, mức lương tương ứng là 13,8-25 triệu và 30-50 triệu đồng.

Thống kê cũng cho thấy kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng không nhỏ đến lương của ngành IT, CNTT. Trong khi nhân sự IT dưới một năm kinh nghiệm chỉ nhận lương 7-16,5 triệu đồng, nhưng sau 1-3 năm, con số này đã gấp đôi.

Ở vị trí quản lý, lương của Giám đốc công nghệ (CTO) cũng được trả cao nhất, dao động trong khoảng 60-142 triệu đồng. Mức này cao hơn nhiều so với Giám đốc nhân sự (49,5-90 triệu đồng), Giám đốc kinh doanh (60,5-120 triệu đồng) và Giám đốc tài chính (50,5-105) triệu đồng.

Hiện thị trường phần mềm và dịch vụ CNTT của Việt Nam trong năm 2022 có dung lượng xấp xỉ 2 tỷ USD, tương đương với khối lượng công việc của khoảng 200.000 kỹ sư. Nhưng Việt Nam lại đang có hơn 40.000 doanh nghiệp và 550.000 kỹ sư. Do đó, thị trường trong nước đã quá nhỏ hẹp so với quy mô nhân lực ở thời điểm hiện tại, do đó việc dịch chuyển ra nước ngoài là rất cần thiết.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT (Bộ TT&TT) Nguyễn Thiện Nghĩa khẳng định, thị trường công nghệ thế giới đang có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.   

Cũng trong năm 2022, doanh thu xuất khẩu CNTT của Việt Nam là 2,2 tỷ USD do 1.000 doanh nghiệp và 80.000 kỹ sư thực hiện. Con số này là rất nhỏ khi tổng doanh thu của dịch vụ CNTT và phần mềm trên thế giới đang là 1.803 tỷ USD. Từ đó có thể thấy, với lượng nhân lực như hiện nay và sẽ tăng mạnh trong những năm tới, cơ hội của doanh nghiệp Việt ở quốc tế là không giới hạn và có khoảng không rất lợi để phát triển.

Nguyễn Cúc

Nguồn: Dân Trí

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!