Tìm hiểu về Smart Contract trong Blockchain | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu về Smart Contract trong Blockchain

Chia sẻ kiến thức 29/01/2022

Cùng FUNiX tìm hiểu Smart Contract là gì, ưu nhược điểm cũng như các ứng dụng của nó trong thực tế nhé!

>>  Blockchain có thể giúp các nền kinh tế mới nổi như thế nào?

Nếu đã từng nghe về Dex, NFTs, Marketplace; liệu bạn có biết đó đều là các ứng dụng được tạo ra bởi Smart Contract trên blockchain ? Nếu chưa từng nghe về thuật ngữ này thì đừng lo, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Smart Contract là gì?

  • Smart Contract – hợp đồng thông minh – là hợp đồng tự thực hiện, trong đó nội dung của thỏa thuận mà người mua và người bán trao đổi với nhau sẽ được ghi trực tiếp vào các dòng code.
  • Nick Szabo, một nhà khoa học máy tính người Mỹ, đồng thời là người đã phát minh ra loại tiền ảo có tên “Bit Gold” vào năm 1998, đã định nghĩa Smart Contract là giao thức giao dịch mà trong đó, việc thực hiện các điều kiện hợp đồng được máy tính hóa.
  • Việc sử dụng Smart Contract làm cho các giao dịch có thể truy xuất được, minh bạch và không thể thay đổi.
Smart Contract là gì?
Smart Contract là gì?

Lợi ích của Smart Contract

Độ chính xác, tốc độ và hiệu quả

  • Hợp đồng được thực hiện ngay lập tức khi một điều kiện được đáp ứng.
  • Bởi vì Smart Contract là kỹ thuật số và được tự động hóa, nên không có bất kì thủ tục hay giấy tờ nào để giải quyết và không tốn thời gian để sửa các lỗi có thể xảy ra khi điền tài liệu trên giấy.

Tin cậy và minh bạch

  • Không cần phải lo lắng về việc thông tin bị giả mạo vì không có bên thứ ba tham gia.
  • Transaction logs được mã hóa và có thể trao đổi giữa những người tham gia.

Bảo mật

  • Vì các bản ghi giao dịch Blockchain được mã hóa nên rất khó bị hacker tấn công.
  • Hơn nữa, mỗi bút toán nhập trên sổ cái đều được liên kết với các bút toán đã được nhập trước đó. Vì vậy, hacker sẽ phải thay đổi toàn bộ chuỗi nếu muốn thay đổi bất kì bản ghi nào.

Tiết kiệm

Smart Contract loại bỏ sự tham gia của các bên trung gian khi thực hiện các giao dịch, cũng như sự chậm trễ về thời gian và chi phí đi kèm với các dịch vụ đó.

Hạn chế của Smart Contract

  • Bởi vì Smart Contract không thể gửi các truy vấn HTTP nên chúng không thể thu thập thông tin về các sự kiện thời gian thực.
  • Sử dụng dữ liệu bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự đồng thuận trong nội bộ công ty.
Ưu điểm và hạn chế của Smart Contract
Ưu điểm và hạn chế của Smart Contract.

Smart Contract hoạt động như thế nào?

Smart Contract là một loại chương trình mã hóa các nghiệp vụ của doanh nghiệp và hoạt động trên một máy ảo chuyên dụng được nhúng trong Blockchain hoặc các loại sổ cái phân tán khác.

  • Bước 1: Các doanh nghiệp sẽ trao đổi với với các nhà phát triển về tiêu chí của họ đối với Smart Contract.
  • Bước 2: Các điều kiện như ủy quyền thanh toán, biên nhận lô hàng hoặc ngưỡng đọc đồng hồ đo tiện ích là ví dụ về các sự kiện đơn giản.
  • Bước 3: Các hoạt động phức tạp hơn, chẳng hạn như xác định giá trị của một công cụ tài chính phái sinh hoặc tự động thanh toán bảo hiểm, có thể được mã hóa bằng cách sử dụng các cấu trúc logic phức tạp hơn.
  • Bước 4: Sau đó, các nhà phát triển sẽ sử dụng một nền tảng để viết Smart Contract và kiểm tra tính logic. Sau khi Smart Contract được viết, nó sẽ được gửi đến bộ phận khác để kiểm tra tính bảo mật.
  • Bước 5: Có thể sử dụng chuyên gia nội bộ hoặc thuê công ty chuyên kiểm tra bảo mật Smart Contract để thực hiện bước trên.
  • Bước 6: Tiếp đó, Smart Contract sẽ được triển khai trên Blockchain hiện có hoặc các nền tảng sổ cái phân tán khác khi nó đã được ủy quyền.
  • Bước 7: Sau khi đã được triển khai, Smart Contract được định cấu hình để cập nhật sự kiện từ một oracle.
  • Bước 8: Sau khi được kết hợp với một hoặc nhiều oracles, Smart Contract sẽ bắt đầu đưa vào thực thi.
Smart Contract hoạt động như thế nào?
Smart Contract hoạt động như thế nào?

Ứng dụng của Smart Contract

  • Smart Contract có thể được sử dụng cho các giao dịch kinh tế đơn giản, chẳng hạn như chuyển tiền từ điểm A đến điểm B, cũng như để quản lý lượt truy cập trong nền kinh tế chia sẻ hiện nay.
  • Smart Contract có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: ngân hàng, bảo hiểm, nền tảng điện tử của chính phủ, viễn thông, kinh doanh, âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục và nhiều ngành khác đều có thể áp dụng.

Ứng dụng trong kỹ thuật

Ứng dụng trong luật pháp

Ứng dụng trong kinh tế

  • Tự xác minh
  • Tự thực hiện
  • Chống giả mạo
  • Nó có thể mã hóa các nghĩa vụ pháp lý thành một quy trình tự động.
  • Nếu được triển khai đúng cách, chúng có thể cung cấp mức độ bảo mật hợp đồng cao hơn.
  • Độ minh bạch cao hơn
  • Ít trung gian hơn
  • Giảm chi phí giao dịch

Một số ví dụ áp dụng Smart Contract

Bảo hiểm chuyến bay

Hãy xem xét một tình huống sử dụng Smart Contract trong thực tế. Rachel đang ở sân bay, và chuyến bay của cô ấy bị hoãn. AXA, một công ty bảo hiểm, cung cấp bảo hiểm trì hoãn chuyến bay thông qua Smart Contract. Bảo hiểm này sẽ bồi thường cho Rachel trong trường hợp tương tự như trên. Smart Contract được liên kết với cơ sở dữ liệu ghi lại trạng thái chuyến bay và chúng được xây dựng tự động dựa trên các điều khoản và điều kiện cho trước.

Điều kiện đặt ra cho hợp đồng bảo hiểm là chuyến bay bị hoãn từ hai giờ trở lên. Dựa trên code, Smart Contract sẽ giữ tiền của AXA cho đến khi điều kiện trên được đáp ứng. Smart Contract được gửi đến các nút trên EMV để đánh giá. Nếu chuyến bay bị hoãn quá hai giờ, Smart Contract sẽ tự động thực hiện việc bồi thường cho Rachel.

Bỏ phiếu và thực hiện Smart Contract trên Blockchain

Sử dụng Blockchain trong quá trình bỏ phiếu có thể loại bỏ các vấn đề thường gặp. Hệ thống bỏ phiếu tập trung gặp khó khăn khi theo dõi các phiếu bầu và có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến gian lận danh tính, đếm sai hoặc tâm lý thiên vị của các quan chức bỏ phiếu. 

Khi sử dụng Smart Contract, các điều khoản và điều kiện đã xác định trước sẽ được đặt trong hợp đồng. Không cử tri nào có thể bỏ phiếu từ với một danh tính khác với danh tính thật của họ. Việc đếm số lượng phiếu bầu cũng không thể xảy ra sai sót. Mọi phiếu bầu đều được đăng ký trên nền tảng Blockchain và việc kiểm phiếu được kiểm tra tự động mà không có sự can thiệp của bên thứ ba hoặc phụ thuộc vào quy trình thủ công. Mỗi ID chỉ được quy cho một phiếu bầu nên vấn đề xác thực được thực hiện bởi chính người dùng. 

Kết quả là, mọi phiếu bầu đều được ghi lại trên sổ cái và không thể sửa đổi thông tin. Sổ cái đó được công khai để kiểm tra và xác minh.

Một số ví dụ về Smart Contract trong thực tế
Một số ví dụ về Smart Contract trong thực tế.

Hy vọng, kiến thức được cung cấp trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về Smart Contract. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác, vui lòng đặt câu hỏi của bạn trong phần bình luận bên dưới, FUNIX rất hân hạnh được hỗ trợ bạn!

Nguồn dịch: https://www.simplilearn.com/tutorials/blockchain-tutorial/what-is-smart-contract?source=frs_recommended_resource_clicked 

Phạm Thị Thanh Ngọc (theo Simplilearn)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!