Trí tuệ nhân tạo (AI) thu hút khách thăm qua bảo tàng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thu hút khách thăm qua bảo tàng

Chia sẻ kiến thức 02/04/2023

Trí tuệ nhân tạo đã và đang cách mạng hoá cách vận hàng của bảo tàng: Phân loại hình ảnh thay đổi cách du khách tìm hiểu về tác phẩm nghệ thuật, nhận diện giọng nói mở rộng cách thức du khách tương tác với các viện bảo tàng, giảm thời gian sử dụng điện thoại.

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một nhánh của khoa học máy tính, liên quan đến việc tạo ra các chương trình hoặc máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí thông minh của con người. Nói cách khác, AI chỉ là sự mô phỏng trí thông minh của con người trong máy móc. 

Mặc dù vậy, AI hiện nay đang ngày càng phát triển, khả năng suy nghĩ giống như con người là giá trị cốt lõi quý giá của công nghệ này, đặc biệt với các tổ chức luôn trong tình trạng khan hiếm nhân lực, tiêu biểu nhất là các bảo tàng. Dưới đây là một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện trải nghiệm tham quan bảo tàng của du khách. 

Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) thu hút khách thăm qua bảo tàng.

>>Khoá học lập trình do doanh nghiệp tài trợ học phí, cam kết việc làm sau 6 tháng

Phân loại hình ảnh bằng học sâu (deep learning) 

Học sâu là một nhánh của trí tuệ nhân tạo, liên quan đến việc xây dựng các chương trình sao chép não bộ con người tạo ra các mạng lưới thần kinh (neural networks). Chúng được lập trình bằng cách học thông qua các ví dụ, tổng hợp kiến thức và đưa ra các kết luận. 

Bằng cách sử dụng deep learning, các bảo tàng có thể tạo ra các chương trình phân loại tác phẩm nghệ thuật, xương khủng long hoặc bất kỳ hiện vật nào trong bảo tàng và cung cấp thông tin về chúng. Một bảo tàng có tên Barnes Foundation ở Philadelphia đã phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh, sử dụng nhận dạng hình ảnh để cải thiện trải nghiệm của khách tham quan. 

Ứng dụng này có thể nhận dạng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào dù chỉ cung cấp một phân đoạn nhỏ, bởi nó đã được đào tạo với hàng trăm hoặc hàng nghìn hình ảnh của mỗi tác phẩm nghệ thuật. 

>>Khoá học lập trình do doanh nghiệp tài trợ học phí, cam kết việc làm sau 6 tháng

Bảo tàng Barnes Foundation ở Philadelphia.

Sau khi nhận ra một tác phẩm, ứng dụng sẽ cung cấp tên, nghệ sĩ, lịch sử và thông tin về các tác phẩm đó ngay từ điện thoại của khách truy cập, giúp nhân viên bảo tàng tiết kiệm thời gian sắp xếp các bảng hiệu, ghi chú,… đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ của bảo tàng. 

Công nghệ thực tế ảo 

Thực tế ảolà công nghệ mô phỏng lại thực tế do máy tính tạo ra trong môi trường ba chiều. Người dùng thực tế ảo (VR) có thể tương tác với các mô phỏng thông qua hình ảnh và âm thanh. 

Thực tế ảo mô phỏng thông qua 3 thành phần chính: hệ thống quan sát, cảm biến chuyển động và các yếu tố tương tác. Việc kết hợp VR trong bảo tàng cho phép du khách có chuyến tham quan hấp dẫn và mang tính giáo dục. Ví dụ, bảo tàng Louvre của Pháp đã tung ra một chương trình VR: Mona Lisa – Beyond the Glass. Mô phỏng kéo dài 8 phút này sẽ đưa du khách quay ngược thời gian về thời điểm bức tranh Mona Lisa được vẽ và đưa người phụ nữ trong tranh vào cuộc sống thực. Trong suốt quá trình mô phỏng, du khách có thể truy cập để tìm hiểu về bối cảnh ra đời của bức tranh, người phụ nữ và hoạ sĩ sáng tác. 

Bảo tàng Louvre của Pháp đã tung ra một chương trình VR: Mona Lisa – Beyond the Glass.

Nhận diện giọng nói 

Phổ biến nhất trong các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo chính là nhận diện giọng nói, tiêu biểu như Siri trên iPhone hay Google Home. 

Trong ngành bảo tàng, công nghệ nhận diện giọng nói đang được ứng dụng ở một số điểm tham quan. Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York đã xem xét về việc ứng dụng tiềm năng của công nghệ này trong các điểm tham quan công cộng ở bảo tàng. Trong đó, cho phép du khách đặt các câu hỏi chung bằng giọng nói và nhận lại phản hồi là những thông tin về hiện vật, thay vì sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin trên Internet. 

>>Khoá học lập trình do doanh nghiệp tài trợ học phí, cam kết việc làm sau 6 tháng

Kết luận 

Có thể khẳng định rằng, trí tuệ nhân tạo đã và đang cách mạng hoá cách vận hàng của bảo tàng. Công nghệ này cung cấp cho bảo tàng và các tổ chức giáo dục nhiều phương pháp để thực hiện sứ mệnh của họ. Phân loại hình ảnh thay đổi cách du khách tìm hiểu về hiện vật, thực tế ảo đang xác định lại giới hạn của việc tương tác với lịch sử đằng sau các tác phẩm nghệ thuật. Nhận diện giọng nói mở rộng cách thức du khách tương tác với các viện bảo tàng, giảm thời gian sử dụng điện thoại.

Nói cách khác, trí tuệ nhân tạo đang cho phép các bảo tàng số hoá nhưng không làm mất đi sứ mệnh giáo dục truyền thống. 

Minh Tiến 

(dịch: https://blog.techsoup.org/posts/how-museums-use-ai-and-tech-to-improve-visitor-experiences)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại