Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng như thế nào trong sản xuất âm nhạc?
Việc sáng tạo âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo dù vấp phải một số chỉ trích nhưng chắc chắn rất đáng để xem xét, khi những công nghệ hiện đại đang dần thay đổi cuộc chơi trong rất nhiều các lĩnh vực như văn học, mỹ thuật.
- Giải pháp đào tạo nhân sự doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI
- Trí tuệ nhân tạo là gì? Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong các ngành
- Trí tuệ nhân tạo có lợi ích gì? Top 8 lợi ích của AI trong thời đại 4.0
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Thuật toán phát hiện nói dối bằng AI: Vũ khí mới trong cuộc chiến chống tội phạm
Table of Contents
Thời đại trí tuệ nhân tạo đã mở ra một giới hạn mới cho sản xuất âm nhạc, không chỉ dừng lại ở khả năng sáng tạo của con người. Trên thực tế, ngành công nghiệp âm nhạc đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều năm qua. Ví dụ điển hình là công nghệ Shazam sử dụng học máy (machine learning) để xác định tên một bài hát bất kỳ mà bạn đã nghe dựa trên giai điệu. Hay danh sách phát (playlist) của Spotify giúp nhiều nghệ sĩ chưa được biết đến tiếp cận với nhiều người nghe hơn thông quan trải nghiệm “Khám phá hằng tuần”.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về ứng dụng AI trong sản xuất âm nhạc.
>> Khoá học Doanh nghiệp tài trợ học phí cam kết việc làm sau 6 tháng
1. Phổ nhạc
Một trong những công đoạn ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm nhất trong sản xuất âm nhạc đó là phổ nhạc. Các công ty như Amper hay AIVA bắt đầu sáng tạo điểm số cho các nội dung âm nhạc sáng tạo. Đáng chú ý, các ứng dụng này cho phép người dùng kết hợp các nhạc cụ nếu sáng tạo ban đầu không hợp. Bạn có thể điều chỉnh thành phần AI cung cấp theo ý muốn và sau đó tải xuống để sử dụng cho mục đích cá nhân và thương mại.
Cùng lắng nghe sáng tác do AIVA tạo ra:
2. Sáng tác
Một lĩnh vực hấp dẫn khác của trí tuệ nhân tạo là sáng tác nhạc. Các ứng dụng như Amadeus Code có thể đóng vai trò là trợ lý sáng tác, cung cấp cho người dùng về quy trình hợp âm, ý tưởng nhịp điệu và các tệp MIDI (công cụ định rõ các nốt âm nhạc trong nhạc cụ điện tử) có thể đề xuất để bạn có thể mở rộng khả năng xây dựng nhịp điệu của mình.
3. Hỗ trợ nhà sản xuất
Nhiều nhà sản xuất có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ AI. Công nghệ này giúp các nhạc sĩ dễ dàng xây dựng tiến trình hợp âm mới, giúp cho quy trình làm việc của các nhà sản xuất âm nhạc bước ra khỏi vùng an toàn với những trải nghiệm mới.
Ví dụ điển hình như Magenta của Google Labs cung cấp cho người dùng một loạt plugin miễn phí được thiết kế để tạo giai điệu, nhịp điệu.
>> Khoá học Doanh nghiệp tài trợ học phí cam kết việc làm sau 6 tháng
4. Mix and mastering
Học máy (machine learning) đã thâm nhập vào quá trình mix và mastering âm nhạc (mix và mastering là 2 công đoạn quan trọng để cho ra đời một sản phẩm âm nhạc). Mặc dù có một số quan điểm cho rằng không gì có gì có thể thay thế tai con người trong công việc này, nhưng sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo có thể mang đến những trải nghiệm mới hoặc phục vụ cho những người làm nhạc nghiệp dư, không có đủ khả năng về chi phí và dành nhiều thời gian tại các phòng thu.
Izotope được xem là công cụ tiên phong trong lĩnh vực này, cung cấp các bộ mix và mastering được hoan nghênh rộng rãi.
Có thể thấy rằng, ngoài việc cung cấp cho người nghe các đề xuất bài hát được cá nhân hoá theo sở thích, nhận diện bài hát dựa trên một số giai điệu, trí tuệ nhân tạo đang hỗ trợ các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm thú vị, thậm chí tự sáng tác ra một bài hát. Tuy nhiên, một số nhà phê bình cũng chỉ ra rằng trí tuệ nhân tạo có thể vô tình ăn cắp ý tưởng hoặc sao chép một số giai điệu nổi tiếng do con người tạo ra, dẫn đến những rắc rối về vấn đề bản quyền. Đồng thời, việc sản xuất âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo cũng bị đánh giá là khá nhạt nhẽo bởi chúng chỉ có thể tạo nên các giai điệu dựa trên nền tảng dữ liệu sẵn có.
Bỏ qua những chỉ trích, việc sáng tạo âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo chắc chắn rất đáng để xem xét, khi những công nghệ hiện đại đang dần thay đổi cuộc chơi trong rất nhiều các lĩnh vực như văn học, mỹ thuật.
>> Khoá học Doanh nghiệp tài trợ học phí cam kết việc làm sau 6 tháng
Minh Tiến
(dịch từ: https://blog.bpmmusic.io/news/the-future-of-ai-and-music-production/)
Bình luận (0
)